Có một loài hoa không hề nở
Bởi lòng tự ái quá phi phàm
Không muốn hương thơm siêu quyến rũ
Lạc loài rơi rụng giữa dương gian
“Chạy đi đâu đó một thời gian đi”. Anh bạn thân là bác sĩ khuyên tôi. “Em cần có thời gian để hồi phục nhiều thứ. Cuộc sống bào mòn em quá mức. Không ai có thể giúp em tốt hơn chính em”. Chạy đi đâu? Chạy như thế nào? Trong sự mệt mỏi và ngừng trệ của cả thể xác và tinh thần, những lời khuyên cứ trượt qua tôi, lùng nhùng như trong một mớ sương mù dày đặc vào một buổi sáng lập đông.
Diều tít tắp cởi trên ánh mắt
Vẫn muốn bay thấu tận trời xanh
Dây dù dài thả nhiều đã cạn
Nghe cuối chiều chao nghiêng lanh tanh
Trong một lần giảng dạy Văn học Việt Nam trước khóa I trường Viết văn Nguyễn Du, Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh nói: “Nước ta có cái lạ, nhiều người khi không biết làm gì nữa thì quay sang làm thơ…”. Đối tượng nhiều người mà ông đề cập ở đây, ngụ ý chỉ những ai mưu sự cuộc đời ngoài văn chương. Dẫu vậy ngẫm lời Giáo sư, tôi thấy Đặng Ái lại không nằm ngoài sự lạ ấy.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước gian nan khốc liệt của dân tộc Việt Nam trong gần một phần tư thế kỷ như một bản trường ca âm vang giai điệu trầm lắng bi hùng, đã phản ánh phẩm chất cao đẹp sáng ngời của mọi tầng lớp nhân dân ở cả ba miền. Những người tham gia vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc, cầm súng trực diện đấu tranh với quân thù có những chiến sĩ làm văn nghệ thuộc đủ binh chủng như: Nguyễn Thi (1928-1968), Lê Anh Xuân (1940-1968), … và Hữu Thỉnh. Trong đó, xuất thân từ một chiến sĩ xe tăng, Hữu Thỉnh được coi là một gương mặt thơ xuất sắc nổi trội trong nền văn học có lửa của giai đoạn 1954-1975.
Thành phố vào mưa
Chầm chậm rơi những giọt nhớ
Bên mái hiên nhà thờ
Đàn bồ câu lao xao…