Bài Viết
50 năm đã trôi qua kể từ ngày toàn thắng. Bao máu xương đã đổ xuống để đổi lấy một ngày đất nước không còn chia cắt. Những con đường ở Thành phố Hồ Chí Minh hôm nay rực rỡ cờ hoa, những giai điệu Như có Bác trong ngày đại thắng vẫn vang lên giữa lòng thành phố trẻ trung, năng động...
Cuối tháng 3 năm 2025 nhằm vào tháng 2 năm Ất Tỵ, ở miền Bắc là tháng thứ hai của mùa Xuân, mọi người ra đường phải mặc áo ấm, nhưng Sài Gòn thì vẫn nóng 34-35 độ C. Sáng nay, tôi dậy sớm hơn mọi ngày để đi ra điểm hẹn là Trạm khách T67 thuộc quân khu 7.
Tôi vào Nam năm 1965, chiến đấu ở chiến trường Long Khánh, Bà Rịa, Biên Hòa, có lần thọc sâu xuống tân Bến Cát, Củ Chi. Hàng đêm ra bìa trảng nhìn về Sài Gòn, nơi chôn nhau cắt rốn, bồi hồi với câu thơ của Lê Anh Xuân: “Cái vầng sáng bồn chồn thương nhớ đó / Cứ đêm đêm nức nở gọi ta về/ Bao giờ bao gìờ Sài Gòn giải phóng? Ôi những phố hè, ôi những hàng me?”.
Kỷ niệm 50 năm giải phóng Quế Sơn, Quảng Nam Đà Nẵng, tôi nhớ lại một trận đánh khó quên trong đời quân ngũ.
Cuộc đời tôi, dẫu có những ngày lặng lẽ bước qua những con đường cũ, vẫn là một khu vườn đầy ắp màu sắc - có cả xanh tươi của hy vọng, cả vàng úa của hoài niệm, nhưng quan trọng nhất, vẫn còn đó những chồi non kiên trì vươn lên sau mỗi lần đổi thay. Và tôi biết, chỉ cần còn đủ yêu thương, đủ kiên nhẫn, khu vườn ấy sẽ lại rực rỡ một ngày nào đó, dưới ánh mặt trời.
Nắng trưa hè chang chang như thiêu đốt con người và cảnh vật. Con hẻm nhỏ đường Hoàng Văn Thụ nội ô thành phố, cơn nóng đôi lúc dịu đi khi bất chợt có luồng gió nhẹ xào xạc từ bờ kè sông Cái Khế thổi vào, làm vơi bớt sự im vắng trong giờ khắc nghỉ ngơi của mọi người.
Chưa bao giờ tôi cảm nhận rõ rệt như thế, rằng chính mình là một phần của một thành phố lịch sử, nơi mọi ngõ ngách đều vươn lên với khát vọng không ngừng nghỉ. Thành phố Hồ Chí Minh – nơi tôi đã đến, đã sống và chứng kiến từng biến chuyển mạnh mẽ từ thời kỳ hòa bình đến công cuộc xây dựng và phát triển vượt bậc.
Tôi lại về đây tá túc, ngồi bên cạnh cây Ngọc kỳ lân nhớ về không gian thơ trẻ. Thư viện quận Bình Thạnh nằm kề bên Lăng, cô thủ thư vì nhẵn mặt con nhỏ, nên mỗi khi cúp điện cô cho tôi mang sách ra đây ngồi đọc.