Rưng rức nắng hè âm thầm đi
Nhớ về em phiền não rơi rụng
Theo nguyên lý thời gian vô ý
Lá vàng nhẹ tênh. Nét thanh tao.
Vậy đó, theo thói quen cố hữu
Ta tìm chốn cũ không còn ai
Đã rượu ngây ngất hương mùa say
Phiền não ư. Kìa mùa Thu hiển lộ.
Dính mắc sợi tình ... Gió heo may
Ta tán dương ta ngày se lạnh
Thèm chi hơi ấm vai gầy mềm
Sá gì tay nắm trong tay. Vuột mất
Chu kỳ gọi khi đến sẽ đến
Nắng mưa là chuyện của trời
Sương giăng lướt qua một hơi thở
An vị mỗi ai một phận đời...
Nền trời y vá. Ta gọi Thu
Cõi trần mãi thanh tân muôn thuở...
Nhà thơ Trần Thế Vinh
Quê ta hùng vĩ nên thơ
Về với Thất Sơn
Gặp núi huyền tích phương Nam biên thổ
Gặp cây trường thọ soi mình diễm lệ
Lá vờn nắng ươm mầm xanh đọt
Chùa chiền nghiệm ứng lời thiêng
Thạch đại đao hùng vĩ
Đây phía chủ quyền…
Gặp suối thâm trầm lặng sóng
So vai đá dựng ngang tàng
Lộ đất Tứ giác Long Xuyên xanh thẳm
Ba trăm năm thấm máu tiền nhân
Tạc kỳ đài lượn trên Cao đỉnh
Vĩnh Tế kinh
Vĩnh Tế…
Đào đấp hóa linh giang thông hai bờ Việt – Thổ
Biên niên cộng sinh huyết mạch trường tồn…(*)
Ở lại Tri Tôn
Chân đạp quẫy vùng. Núi vọng…
Suối giữ lòng hồ Soài Chék soi mặt nhau
Tình khúc bay cao
Cây đá ôm nhau thành chồng vợ
Đón tình theo nắng theo mưa
Những mắt lá người ta yêu xanh mùa.
…
Một ngày
Lánh phố chợ ồn ã…hẹn mùa trở lại
Lên đỉnh cao 614 mét…
Làm chim Phụng vờn mây thấp cao
Nhìn dải Ngọa Long…Rồng nằm thức đếm những vì sao
Chờ đất nức mầm nụ tình hoan lạc
Ngậm lộc xuân thì gọi đá nở hoa…
Biết thơ đã hé ngọn bình minh
Cùng ở lại chốn sơn lâm huyền tích
Biết ngọn gió hùng vĩ đã hóa trăm năm
Đời sau vọng thức tứ thơ rộn lời
Đây miền biên viễn định yên
Dành riêng cho người trấn giữ Thất Sơn Nam !
.Trại viết Tri Tôn, 8.2022.TTV
----------------------------
(*) Phỏng theo ý thơ Ma Joan
Trần Thế Vinh
Ra biển ngắm gió chờ mưa
Biển và bầu trời âm u
Chiều ngày đang khóc
Mặt trời trốn mất huống chi em…
...
Mịt mờ những cột điện gió
Cô đơn trước biển rộng
Lặng lẽ quay
Lặng lẽ một mình theo mưa theo nắng
Gió quất ngọn ta & em trước vòng biển trắng
Ly cà phê chỏng chơ trong căn nhà Điện gió Hòa Bình
Chiếc ghế trống kia còn đợi chúng mình.
Mặc ngoài trời cứ gió
Mặc biển xa cứ mưa
Biển bốc hơi làn sương muối mặn
Trốn tìm chi. Ta lạc em trong khoảnh khắc
Sóng dập em chăng
Nhưng không em vẫn còn đó
Em thành cột mưa ngày như cây điện gió
Hòa vào giọt biển mặn chiều nay...
Một chiều Bạc Liêu u hoài
Hồi nhớ ngày ta chờ mưa ngắm gió…
TTV- chiều 23/7/2023.
Nhà phê bình văn học là người có tâm hồn giao cảm mãnh liệt với từng lời văn, con chữ và những giai điệu du dương của thơ ca. Họ đã có những cảm nghiệm sâu sắc giữa thơ văn và đời mình. Với họ, mỗi tác phẩm văn học không chỉ là một tư tưởng cần được khám phá mà còn là một thế giới sống động, nơi những dòng chữ biết thủ thỉ cùng tâm hồn.
Ta lớn lên
Từ miền quê cát bổng
Biển nuôi khôn khoai sắn độn rau vườn
Mẹ cuốc cày mưa nắng vắt còi xương
Cho cái Chữ tương lai đời hé mở
Dẫu chiến tranh
Giữa khô cằn mưa lũ
Thương quê nghèo no đủ sớt chia
Trường lớp dưới bom cày đạn xé
Vẫn tung bay khăn đỏ hè về
| “Nứt ra từ đá” (thơ song ngữ Việt - Anh, NXB Hội Nhà văn 8/2024) là tập thơ thứ bảy của nhà thơ Phạm Phương Lan (SN 1973, quê Hà Tĩnh; Hội viên Hội Nhà văn TPHCM). Trước đó, từ năm 2008, độc giả biết đến chị qua những tập thơ như: “Không là gió mây”, “Góc trọ hồn người”, “Khâu tình”, “Mật ngữ em” v.v... và một số ca khúc được phổ nhạc từ thơ của chị..
Tôi nhớ đầu năm 1991, Bùi Việt Mỹ về làm Chánh văn phòng Hội Văn Nghệ Hà Nội. Lúc ấy nhà thơ Vũ Quần Phương làm Chủ tịch Hội. Sau đó, nhà thơ Vũ Quần Phương chuyển sang làm Tổng Biên tập báo Người Hà Nội, nhà văn Tô Hoài trở về làm Chủ tịch Hội, cho đến năm 1996, khi nhà thơ Bằng Việt đang công tác ở Ủy ban Thành phố được bầu làm Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội. Văn nghệ Hà Nội có 9 hội chuyên ngành tới hiện giờ.
Soạn giả Nguyễn Văn Bớt sinh năm 1969, quê gốc tại xã Bình Hòa Nam huyện Đức Huệ tỉnh Long An. Hiện sinh sống là làm việc tại TP. Cần Thơ, là Hội viên Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Hội viên Hội nghệ sĩ sân khấu TP. Cần Thơ, đã viết trên 100 bài ca cổ, đa số đã phát hình và phát thanh ở các Đài Trung ương và nhiều tỉnh thành trên cả nước, và hoàn thành 2 Kịch bản sân khấu cải lương.