Đời gạo chợ nước sông đi hát bầu gánh không còn đắp đổi qua ngày được nữa. Cải lương đã băng qua thời hoàng kim của mình bằng một cách buồn tẻ. Còn đâu khoảnh khắc tung hoành với câu ca mùi mẫn và những tràng pháo tay tán thưởng giòn giã phía dưới sân khấu. Mỗi đêm kiếm được khấm khá thù lao, rất nhiều người đã đổi đời nhờ vào tiếng hát lời ca, nhờ vào bức màn nhung trên sàn diễn. Vai diễn cho họ danh tiếng, thăng hoa nghệ thuật làm cuộc sống trở nên lung linh hơn. Đến khi gánh hát cải lương không còn thế độc tôn thì những óng ánh dát bạc tên tuổi một thời cũng dần dà phai nhạt. Thưa vắng người xem, sân khấu bỗng đìu hiu lặng lẽ. Cho nên kép hát, đào hát đều chán ngán.
Cha còn nghiêng bên nào nữa
bên khô đã ướt mấy lần
đàn cháu dại khờ bíu ríu dưới chân
Sáng 4.10, BCH Hội Nhà văn TP.HCM tổ chức họp báo, thông tin về Hội nghị những người viết trẻ TP.HCM lần 5. Đây là sự kiện văn chương dành riêng cho các tác giả trẻ, được Hội Nhà văn TP.HCM tổ chức định kỳ 5 năm/lần. Tuy nhiên, do đại dịch Covid-19 nên từ hội nghị lần 4 cho đến nay, thời gian kéo dài thành 7 năm.
Xin gió
đừng cõng anh qua cánh đồng
mắt em linh lan màn lửa
chỏm lúa biển nước "hai ba tháng mười" *
anh đau
Tác giả Bỉ Hao tên thật là Nguyễn Phúc Bảo Huy sinh năm 2007 (17 tuổi), tại Đăk Lăk. Hiện đang là học sinh Trường Trung học phổ thông Krông Bông. Em viết truyện ngắn, bút ký, tản văn và cả sáng tác thơ. Có thể nói các tác phẩm của em đang được ví như một viên ngọc nhỏ thô sơ còn cần thời gian gọt dũa, mài sáng, nhưng tôi tin rằng, trong thời gian tới, khi ở tuổi trưởng thành, em sẽ tiến bộ nhiều hơn nữa. Văn chương TP.HCM trân trọng giới thiệu tản văn Làng Nủ thân của Bỉ Hao đến với bạn đọc.
Tiếng lá rụng, tiếng chồi non tách vỏ
Một buổi sáng lạ lùng, cây hú gió
Hãy mở rộng vòng tay, hãy ôm tôi đi