TIN TỨC

Bác Hồ với trí thức Nam bộ nhiều gửi gắm tin yêu

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2023-10-26 17:15:47
mail facebook google pos stwis
929 lượt xem

‘Bác Hồ với trí thức Nam bộ’ là chủ đề Hội thảo khoa học do Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật TP.HCM và Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM tổ chức sáng 26/10.


Kỷ yếu Hội thảo khoa học "Bác Hồ với trí thức Nam bộ" dày 900 trang, với 82 tham luận.

Bác Hồ với trí thức Nam bộ thể hiện ngay sau Cách mạng tháng Tám. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi và được sự hưởng ứng của những nhân vật nổi tiếng ở phương Nam tham gia xây dựng chính quyền mới, như Trần Văn Giàu, Nguyễn Hữu Thọ, Phạm Ngọc Thạch, Huỳnh Văn Tiểng, Ngô Tấn Nhơn, Huỳnh Tấn Phát, Huỳnh Phú Sổ, Phan Văn Hùm, Nguyễn Văn Thủ, Thái Văn Lung...

Đồng thời, Người cũng dùng chân tình để thuyết phục một số trí thức Nam bộ đang ở nước ngoài cùng hồi hương phụng sự dân tộc, như Trần Đại Nghĩa, Nguyễn Ngọc Nhựt, Lương Định Của...

Bác Hồ với trí thức Nam bộ được đánh dấu bằng “Thư gửi anh em văn hóa và trí thức Nam bộ” được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết ngày 25/5/1947: “Ngòi bút của các bạn cũng là những vũ khí sắc bén trong sự nghiệp phò chính trừ tà, mà anh em văn hóa và trí thức phải làm cũng như là những chiến sĩ anh dũng trong công cuộc kháng chiến để tranh lại quyền thống nhất và độc lập cho Tổ quốc... Anh em văn hóa với trí thức là lớp tiên tri tiên giác, càng phải quyết tâm không chịu làm nô lệ”.


Phó Giáo sư - Tiến sĩ Phạm Quang Thao, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam phát biểu tại hội thảo "Bác Hồ với trí thức Nam bộ" sáng 26/10 ở TP.HCM.

Tại hội thảo khoa học “Bác Hồ với trí thức Nam bộ”, nhiều nhà nghiên cứu cũng khẳng định một tấm lòng thiết tha với đội ngũ trí thức Nam bộ của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự ưu ái xây dựng Trường Học sinh miền Nam trên đất Bắc.

Cuối năm 1954, khi con em của cán bộ miền Nam đã tập kết an toàn ở Cửa Hội, Nghệ An và Sầm Sơn, Thanh Hóa thì Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gợi ý mô hình trường nội trú dành riêng cho đối tượng này. Và lần lượt 28 Trường Học sinh miền Nam đã được thành lập ở Thái Bình, Hà Nam, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội... để góp phần đào tạo những đứa con ưu tú Nam bộ nối bước bảo vệ và kiến thiết đất nước.

Vai trò của Trường Học sinh miền Nam từng được đồng chí Phạm Văn Đồng đánh giá “là một vườn ươm đặc biệt, ươm những hạt giống quý báu vào bậc nhất mà Bác Hồ, Đảng, Nhà nước và nhân dân miền Bắc đã dành cho miền Nam từ những ngày gian khó ấy”.
 


Đạo diễn Nguyễn Thị Xuân Phương (94 tuổi) từng nhiều lần được hạnh ngộ Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc, tham dự hội thảo "Bác Hồ với trí thức Nam bộ".


Trí thức Nam bộ nói riêng và trí thức Việt Nam nói chung, luôn được Bác Hồ quan tâm chăm sóc. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Làm nghề gì cũng phải học, vậy làm cách mạng cũng phải học. Nếu không giáo dục cho đảng viên làm cách mạng mà cứ yêu cầu họ làm cách mạng, thì họ không làm tròn được nhiệm vụ”. Bởi ưu tư ấy, Bác Hồ luôn lo lắng trí thức không được trọng dụng: “E vì Chính phủ nghe không đến, thấy không khắp, đến những những bậc tài đức không thể xuất thân”.

Trân trọng tình cảm của Bác Hồ, nhiều trí thức Nam bộ đã dấn thân cho sự nghiệp cách mạng không hề ngại gian khó hy sinh. Đồng thời, hình tượng Bác Hồ được phản ánh một cách gần gũi và sâu sắc trong thơ của các tác giả phương Nam như Bảo Định Giang, Chế Lan Viên, Thu Bồn, Viễn Phương...

Hai câu thơ quen thuộc “Tháp Mười đẹp nhứt bông sen/ Việt Nam đẹp nhứt có tên Cụ Hồ” được nhà thơ Bảo Định Giang viết vào mùa hè năm 1946, khi ông đang là cán bộ ban Tuyên truyền lưu động Chiến khu 8 thuộc Ban Tuyên huấn Bộ Tư lệnh Nam bộ.

Nguyên tác bài thơ của Bảo Định Giang có bốn câu: “Tháp Mười đẹp nhứt bông sen/ Việt Nam đẹp nhứt có tên Cụ Hồ/ Bông sen dành để lễ chùa/ Cụ Hồ mãi mãi tôn thờ trong tâm”. Bài thơ nhanh chóng được truyền tụng và được in trên các sách báo vùng Đồng Tháp Mười. Năm 1948, nhà thơ Bảo Định Giang gửi bài thơ cho phái đoàn của tướng Trần Văn Trà, nhờ đem ra chiến khu Việt Bắc để tặng Trung ương Đảng. Từ đó, bài thơ được lan tỏa cả nước. Thế nhưng, phần lớn các văn bản đều chỉ sử dụng hai câu đầu, và bỏ đi hai câu cuối. Thiết nghĩ, đó cũng là một chỉnh thể gọn gàng và đầy đủ. Đến nay, hai câu thơ viết về Bác Hồ của nhà thơ Bảo Định Giang đã tồn tại bền vững trong đời sống cộng đồng như một bài ca dao.

Bài thơ “Người đi tìm hình của nước” được nhà thơ Chế Lan Viên sáng tác năm 1960, là một trong những bài thơ gây ấn tượng mạnh mẽ nhất về hành trình Nguyễn Ái Quốc bôn ba bốn biển năm châu. Bài thơ dài 20 khổ, có những câu ám ảnh người đọc nhiều thế hệ: “Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi/ Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác/ Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất/ Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre/ Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ/ Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương/ Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở/ Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương”.

Sau ngày non sông thống nhất, nhà thơ Viễn Phương tạo được rung động cho đồng bào Nam bộ với bài thơ “Viếng lăng Bác” được viết tháng 4/1976: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác/ Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát/ Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam/ Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng/ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng/ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”.

Nguồn: PHẠM TUẤN (Báo Nông Nghiệp Việt Nam).

Bài viết liên quan

Xem thêm
Toàn cảnh Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Lễ diễu binh, diễu hành cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước chính thức diễn ra vào 6h30 ngày 30/4/2025.
Xem thêm
“Bài ca Thống nhất” và tinh thần nhân văn
Bài phát biểu của nhà văn Trịnh Bích Ngân, Chủ tịch Hội nhà văn TP. Hồ Chí Minh tại chương trình nghệ thuật Bài ca Thống nhất
Xem thêm
Góp tiếng nói cho Văn học Thiếu nhi trong thời đại Trí tuệ nhân tạo
Phóng sự buổi Tọa đàm chuyên đề đã diễn ra với chủ đề “Văn học thiếu nhi trong thời đại Trí tuệ Nhân tạo”.
Xem thêm
Viết kịch bản phim ngắn, phim tài liệu và phim truyền hình
Khoa Văn hóa học Trường Đại học Văn hóa TPHCM đã tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề “Làm phim ngắn và viết kịch bản truyền hình: Ứng dụng công nghiệp văn hóa trong sáng tạo điện ảnh” vào ngày 17.4.2025
Xem thêm
Dấu ấn văn học trẻ Thành phố Hồ Chí Minh
50 năm đã trôi qua kể từ ngày đất nước thống nhất, đội ngũ những người viết văn trẻ sinh sống và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh không ngừng lớn mạnh, có những đóng góp ý nghĩa vào dòng chảy văn học của nước nhà. Trước yêu cầu của giai đoạn hiện nay, việc nâng cao chất lượng văn học trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực của người cầm bút mà còn là yêu cầu của độc giả, đồng thời cũng là mục tiêu mà Hội nghề nghiệp, cũng như cơ quan quản lý nhà nước về văn học nghệ thuật hướng tới.
Xem thêm
Khai mạc Trại sáng tác văn học thiếu nhi Tại Nam Đàn, Nghệ An
Phòng sự Khai mạc Trại sáng tác văn học thiếu nhi Tại Nam Đàn, Nghệ An
Xem thêm
Nghĩa tình Việt Nam và Myanmar
Nguồn: Người Đô thị
Xem thêm
Dưới ánh chiều tà – Truyện ngắn của Lê Vi Thủy
Bóng chiều ngã xuống sau đỉnh núi, những vệt sáng màu cam vẫn còn vương vãi khắp thung lũng, không gian một màu rực đỏ, ma mị. Bà Tiêng vắt cái gùi trên lưng đi ngược về phía làng. Những chái nhà sàn xa xa đang hun những sợi khói bếp màu xám tản dần vào khoảng không mờ ảo
Xem thêm
Hành trình về Chiến khu Đ
Bài và videoclip về chuyến về thăm Chiến khu Đ của các văn nghệ sĩ thành phố.
Xem thêm
Văn nghệ Giải phóng họp mặt nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
Tin và videoclip về buổi họp mặt của cán bộ, nhân viên và văn nghệ sĩ Tiểu ban Văn nghệ Khu Sài Gòn – Gia Định/T4 và báo Văn nghệ Giải phóng.
Xem thêm
Vĩnh biệt nhạc sĩ Lư Nhất Vũ
Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh cùng giới văn nghệ sĩ cả nước vô cùng thương tiếc báo tin: Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ, một trong những cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam, đã từ trần.
Xem thêm
Nhà văn Bạch Nhật Phương (nhà giáo Bạch Phương Lan) tạ thế.
Nhà văn Bạch Nhật Phương (nhà giáo Bạch Phương Lan), nguyên giảng viên Trường Đại học Đà Lạt, hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Những kỷ niệm với nhà văn Khuất Quang Thụy
Trong khoảng 30 năm quân ngũ, tôi có khá nhiều kỷ niệm sâu sắc với nhà văn Khuất Quang Thụy, người vừa vĩnh biệt chúng ta để trở về với thế giới của người hiền.
Xem thêm
Phát động Cuộc thi viết “Đất K – Miền ký ức”
Cựu chiến binh Sư đoàn 315 đã phát động Cuộc thi viết “Đất K – Miền ký ức” lần thứ IV, dành cho tất cả các cựu chiến binh ở các sư đoàn, đơn vị chiến đấu trên chiến trường K và thân nhân của các đồng đội. Tác phẩm dự thi hợp lệ là hồi ức, hồi ký, giới hạn trên 1.500 từ và không quá 2.000 từ, chưa đăng tải trên bất kì cơ quan thông tin đại chúng hoặc ấn phẩm nào…
Xem thêm
Nhà văn Khuất Quang Thụy đã về phía bên kia thềm nắng
Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh xin gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia đình và người thân của nhà văn Khuất Quang Thụy
Xem thêm
Cánh chim cô độc – Hồi ức một điệp viên chiến trường
Tin ảnh về Tọa đàm giao lưu ra mắt sách Gãy cánh điệp viên của cựu điệp viên Hồ Duy Hùng
Xem thêm