TIN TỨC
  • Thế giới sách
  • Nhà văn Nguyễn Minh Ngọc ra mắt tiểu thuyết Miền cỏ tranh

Nhà văn Nguyễn Minh Ngọc ra mắt tiểu thuyết Miền cỏ tranh

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2025-07-16 10:02:52
mail facebook google pos stwis
189 lượt xem

HỒ SƠN

Mới đây, nhân dịp ra mắt tiểu thuyết Miền cỏ tranh (NXB Quân đội nhân dân), Đại tá - Nhà văn Nguyễn Minh Ngọc đã có buổi gặp gỡ thân tình và ấm áp với đồng nghiệp tại TPHCM.


Nhà văn Hồ Huy Sơn tại buổi ra mắt sách.

Tính từ khi xuất bản tập truyện ngắn đầu tiên Cành mận trắng (NXB Thanh niên) vào năm 1997, tính đến nay, Đại tá - Nhà văn Nguyễn Minh Ngọc đã có gần 30 năm gắn bó với chữ nghĩa. Ở tuổi 68, ông vẫn tỏ ra sung sức và bền bỉ với văn chương. Chỉ tính từ đầu năm đến nay, ông đã có 2 cuốn sách được xuất bản, gồm: tập chân dung Cho mùa xuân ở lại (NXB Kim Đồng) và tiểu thuyết Miền cỏ tranh, được ông ấp ủ và hoàn thành trong 3 năm.

Tiểu thuyết Miền cỏ tranh dày 360 trang, viết về Tiểu đoàn 840 từ những năm 1962 đến ngày toàn thắng 30-4-1975. Bối cảnh là chiến trường Khu 6 - Khu 10 (cũ), trải dài từ Nam Trung bộ, xuôi Đông Nam bộ, rồi ngược lên Bình Long, Phước Long… Nhân vật chính của tác phẩm là Võ Lượng, một người lính trinh sát dũng cảm trong cuộc chiến cũng như trong cuộc sống, dám xé rào, sống thật với bản thân mình.

Là một đất nước phải gánh chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh, trong những năm qua, đề tài về chiến tranh đã được các nhà văn trong nước khai thác không ít. Vậy nên, lựa chọn một điểm nhìn, cách kể và viết như thế nào là một thách thức không nhỏ với người viết sau. Nhà văn Nguyễn Minh Ngọc nói, ông không khỏi áp lực khi viết Miền cỏ tranh, thậm chí dù đã viết gần xong nhưng ông vẫn quyết định bỏ để viết lại.

“Tôi muốn tái hiện một cuộc chiến hết sức khốc liệt nhưng không theo mạch chung, giống như trước đây nhiều người đã viết. Ở tác phẩm lần này, tôi muốn đào xới tâm tư, hình ảnh con người trong cuộc chiến. Trong cuộc chiến đó, sức sống của con người rất kỳ diệu, đó là lý do tôi lấy tên tiểu thuyết là Miền cỏ tranh. Cỏ tranh là loài cây có sức sống rất mạnh mẽ, không bao giờ bị tuyệt diệt mặc dù trong bom đạn bị cày xới, bị cháy, nó vẫn mọc rễ đâm chồi. Sức sống của con người trong chiến tranh cũng như vậy”, nhà văn Nguyễn Minh Ngọc chia sẻ.

Trong Miền cỏ tranh, nhà văn Nguyễn Minh Ngọc có đề cập đến những trận đánh có thật, tuy nhiên, ông không có tham vọng viết lại lịch sử, mà xem đó như một cái cớ để khắc họa, đào sâu vào chân dung con người trong thời chiến, nhất là trong tình yêu. “Trong tất cả hoàn cảnh, tình yêu đối với con người vẫn là một điều kỳ diệu. Nếu ai phủ nhận điều đó thì không phải. Bởi vì nó là thực tế. Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, cho dù anh cấm đoán kiểu gì thì một khi có tình yêu người ta vẫn tìm đến nhau thôi. Đó chính là sức mạnh để mọi người có thể đứng vững trong cuộc chiến đấu đó”, nhà văn Nguyễn Minh Ngọc cho biết.

Dù đã là tác giả của gần 20 đầu sách, nhưng theo chia sẻ của nhà văn Nguyễn Minh Ngọc, tiểu thuyết Miền cỏ tranh là tác phẩm khiến ông phải chật vật, tốn nhiều thời gian và tâm sức nhất. Thông qua tác phẩm này, ông muốn nhắn nhủ đến bạn đọc: Chiến tranh không bao giờ đem lại điều gì tốt đẹp cho con người, mà điều quan trọng nhất là phải làm thế nào để tránh được tai họa chiến tranh có thể xảy ra, ập xuống số phận của dân tộc, của con người. Bởi vì để có hòa bình, độc lập, tự do thì cái giá phải trả rất đắt, phải hy sinh biết bao xương máu.

Mời đọc bài liên quan: Ra mắt sách “Miền cỏ tranh” - Bản hùng ca thầm lặng và nhân văn

Bài viết liên quan

Xem thêm
Sống và yêu ở “Miền cỏ tranh”
Nguồn: Báo Thanh Niên, 23-6-2025
Xem thêm
Cuốn sách “Người giữ thời gian” đã chạm tới bạn đọc, lan toả giá trị yêu thương
Chỉ vỏn vẹn 2 tiếng đồng hồ, nhưng thông qua những chia sẻ trực tiếp của tác giả Lê Thị Thanh Lâm, nhiều thông điệp đã chạm đến bạn đọc, gợi mở thêm về giá trị tình thân.
Xem thêm
Mãi mãi soi đời
Bài viết là một tài liệu quý, thể hiện sự trân trọng với di sản văn chương của Hải Như, đồng thời truyền tải thông điệp về lòng tin vào con người qua lăng kính thơ ca.
Xem thêm
Ngọc Khương – Người cõng thơ về quê!
Tin về buổi ra mắt tập thơ Bóng quê của nhà thơ Ngọc Khương.
Xem thêm
Thông điệp và những hành động nhân văn, nhân ái trong ‘Vương miện xanh’
Bài viết về tập sách Vương miện xanh của Hoa hậu Nguyễn Thanh Hà, Nhà xuất bản Trẻ, 2025
Xem thêm
Mùa hè có tuyết mở ra hy vọng series truyện về mèo Việt Nam?
Không khí buổi giao lưu và ra mắt sách Mùa hè có tuyết ngày 23-3 tại Đường sách TP.HCM
Xem thêm
Vài suy nghĩ nhân đọc “Gãy cánh điệp viên” của Hồ Duy Hùng
Bài viết của Đại tá, nhà văn TRẦN THẾ TUYỂN
Xem thêm
Nhân văn và hiện thực trong Hoàng hôn lóng lánh
Hoàng hôn lóng lánh không chỉ là một tiểu thuyết, mà còn là một thông điệp nhân văn về ý nghĩa của cuộc sống và giá trị của tình yêu thương.
Xem thêm
Từ ánh trăng đến cánh diều – Những hình ảnh thơ ấm áp của Phan Thanh Tâm
Giới thiệu tác phẩm Mẹ có nghe trăng hát của Phan Thanh Tâm cùng 5 bài thơ chọn từ tập thơ này.
Xem thêm
Sbooks mang câu chuyện của những đứa trẻ đồng bào Raglai đến Đường sách Tết
Giấc mơ của những đứa trẻ đồng bào Raglai được tái hiện trong “Đóa hoa sương núi”
Xem thêm
Hồ Sơn Đài với “Nhân chứng và lịch sử”
Nhà thơ Trần Thế Tuyển viết về cuốn sách “Nhân chứng lịch sử”
Xem thêm
Một giọng thơ nghĩa tình, khí khái
Đọc Tuyển tập thơ Nguyễn Văn Thưởng, NXB Hội Nhà văn, 2024
Xem thêm
Nuôi hồn thơ bằng kí ức
Bài viết về tập thơ “Như vừa hôm qua” của nhà giáo, nhà thơ Lê Bá Duy
Xem thêm
“Điển tích văn học”- Cuốn sách cần cho người làm văn học
Nguồn: Văn nghệ Online; Gặp gỡ những vùng văn học
Xem thêm
Nguyễn Linh Khiếu lại “xuất” hoa lạ
Vâng, nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu đã từng xuất bản những tập thơ mang tên những loài hoa rất lạ: Hoa Linh (2000), Hoa Linh Thảo (2021) Hoa Hạnh (trong một bài thơ được Giải nhất cuộc thi thơ tạp chí VNQĐ năm 2010)... Chưa kể tập thơ đầu tay Chùm mơ Tiên cảm (1991) cũng gồm những chùm hoa rất lạ...
Xem thêm