TIN TỨC

Sống và yêu ở “Miền cỏ tranh”

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2025-07-06 19:37:43
mail facebook google pos stwis
49 lượt xem

Nhà văn ÁI DUY

Miền cỏ tranh” (Nxb QĐND, 2025) là cuốn tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Minh Ngọc viết về cuộc chiến đấu, trên chiến trường Khu 6 - Khu 10 (cũ), trải dài từ cực Nam Trung bộ, xuôi Đông Nam bộ, rồi ngược lên Bình Long, Phước Long… trong giai đoạn cực kỳ gian nan khốc liệt từ 1962 đến tháng 4.1975. Nhân vật chính là anh lính trinh sát ngay thẳng, trực tiếp cầm súng chiến đấu, dám vượt lên tất cả để sống và yêu, dưới tầm bom đạn. Xoay quanh số phận ấy là đồng đội, là bom đạn càn quét, là người vợ chưa cưới, là quê nhà đau thương. Một giai đoạn lịch sử đã được tái hiện lại vô cùng chân thực đến nghiệt ngã từng sự kiện, từng bối cảnh, dù được tiểu thuyết hóa qua hình tượng những nhân vật hư cấu và đã lùi xa vào quá khứ tận nửa thế kỷ.

Đề tài chiến tranh trong văn học một thời là dòng chủ đạo nên dù muốn dù không cũng dễ bị sa vào lối mòn và trùng lặp, trong khi đó nhu cầu của độc giả lại ngày càng cao hơn. Viết về chiến tranh nhưng không đứng ở nhiều góc độ mà chỉ cực đoan quyết liệt e rằng chỉ nói được một nửa sự thật. Rất may mắn “Miền cỏ tranh” đã có được sự mới mẻ cần thiết để giữ người đọc suốt 360 trang sách. Ngay cái tựa cũng đã gợi bao bâng khuâng, có gì mạnh mẽ can trường hơn loài cỏ tranh nơi chiến địa, dù bị vùi dập tan nát đến đâu thì chúng vẫn vươn lên mạnh mẽ, bền bỉ góp từng cái lá khô cho những mái tranh, ngay cả chút tro tàn cũng giữ vị mặn mòi giúp người qua cơn đói muối. Người lính nơi tuyến đầu không chỉ cầm súng hướng về phía trước mà còn phải đối phó với cả hiểm họa không ngờ từ chính người cùng chiến tuyến, còn phải đấu tranh với chính mình, với cả người thân yêu nhất. Tình yêu nam nữ giữa ngổn ngang khói lửa có khi lại trở thành sức mạnh thần kỳ. Sao mà không xúc cảm cho được khi đọc những trang viết mô tả lại đám cưới ba lần chạy giặc mới xong giữa rừng già, thắt lòng với những sự mất mát quá lớn khi từng mạng người non trẻ phút chốc biến mất, thử hình dung ra cảnh sản phụ ôm con mới sinh bị vùi lấp trong căn hầm sau trận bom… mới thấy, không có gì quý hơn hòa bình.


Nhà văn An Bình Minh: “Miền cỏ tranh” là tiểu thuyết đã cho tôi nhiều điều đáng để học tập.

Để có được cái vốn sống vô cùng phong phú và chuẩn xác khi viết về đời lính trận từ chuyện trinh sát, cận chiến, bản năng sinh tồn tới khó tin, và cả công tác dân vận ở những vùng dân tộc thiểu số thì tác giả chí ít cũng phải từng là người trong cuộc hay ít ra cũng có sự công phu thâm nhập thực tế không hề đơn giản.

Hơn 40 năm trong quân ngũ, nhà văn đại tá Nguyễn Minh Ngọc luôn trung thành tận tụy với đề tài chiến tranh cách mạng như là sứ mệnh của người cầm bút với hàng loạt tác phẩm, kịch bản phim truyện. “Viết về chiến tranh đâu phải để ngợi ca nó, mà mục đích sâu xa là làm sao chuyển tải cho được thông điệp quan trọng giúp bạn đọc thấu hiểu và cảm nhận đúng đắn. Làm sao phải tránh cho kỳ được mọi cuộc chiến tranh đổ ập xuống như tai họa. Tôi nghĩ đó là một cách ứng xử văn hóa.” (NMN)

Miền cỏ tranh” ngày ấy có lẽ nay đã thay da đổi thịt, đã thành phố thị sầm uất vô vàn người qua kẻ lại, tuy nhiên không ai trong chúng ta có thể bỏ quên những vỉa quặng âm thầm ẩn sâu trong lòng đất để hun đúc nên cuộc sống tươi đẹp hôm nay.

Nguồn: Báo Thanh Niên, 23-6-2025

Bài viết liên quan

Xem thêm
Cuốn sách “Người giữ thời gian” đã chạm tới bạn đọc, lan toả giá trị yêu thương
Chỉ vỏn vẹn 2 tiếng đồng hồ, nhưng thông qua những chia sẻ trực tiếp của tác giả Lê Thị Thanh Lâm, nhiều thông điệp đã chạm đến bạn đọc, gợi mở thêm về giá trị tình thân.
Xem thêm
Mãi mãi soi đời
Bài viết là một tài liệu quý, thể hiện sự trân trọng với di sản văn chương của Hải Như, đồng thời truyền tải thông điệp về lòng tin vào con người qua lăng kính thơ ca.
Xem thêm
Ngọc Khương – Người cõng thơ về quê!
Tin về buổi ra mắt tập thơ Bóng quê của nhà thơ Ngọc Khương.
Xem thêm
Thông điệp và những hành động nhân văn, nhân ái trong ‘Vương miện xanh’
Bài viết về tập sách Vương miện xanh của Hoa hậu Nguyễn Thanh Hà, Nhà xuất bản Trẻ, 2025
Xem thêm
Mùa hè có tuyết mở ra hy vọng series truyện về mèo Việt Nam?
Không khí buổi giao lưu và ra mắt sách Mùa hè có tuyết ngày 23-3 tại Đường sách TP.HCM
Xem thêm
Vài suy nghĩ nhân đọc “Gãy cánh điệp viên” của Hồ Duy Hùng
Bài viết của Đại tá, nhà văn TRẦN THẾ TUYỂN
Xem thêm
Nhân văn và hiện thực trong Hoàng hôn lóng lánh
Hoàng hôn lóng lánh không chỉ là một tiểu thuyết, mà còn là một thông điệp nhân văn về ý nghĩa của cuộc sống và giá trị của tình yêu thương.
Xem thêm
Từ ánh trăng đến cánh diều – Những hình ảnh thơ ấm áp của Phan Thanh Tâm
Giới thiệu tác phẩm Mẹ có nghe trăng hát của Phan Thanh Tâm cùng 5 bài thơ chọn từ tập thơ này.
Xem thêm
Sbooks mang câu chuyện của những đứa trẻ đồng bào Raglai đến Đường sách Tết
Giấc mơ của những đứa trẻ đồng bào Raglai được tái hiện trong “Đóa hoa sương núi”
Xem thêm
Hồ Sơn Đài với “Nhân chứng và lịch sử”
Nhà thơ Trần Thế Tuyển viết về cuốn sách “Nhân chứng lịch sử”
Xem thêm
Một giọng thơ nghĩa tình, khí khái
Đọc Tuyển tập thơ Nguyễn Văn Thưởng, NXB Hội Nhà văn, 2024
Xem thêm
Nuôi hồn thơ bằng kí ức
Bài viết về tập thơ “Như vừa hôm qua” của nhà giáo, nhà thơ Lê Bá Duy
Xem thêm
“Điển tích văn học”- Cuốn sách cần cho người làm văn học
Nguồn: Văn nghệ Online; Gặp gỡ những vùng văn học
Xem thêm
Nguyễn Linh Khiếu lại “xuất” hoa lạ
Vâng, nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu đã từng xuất bản những tập thơ mang tên những loài hoa rất lạ: Hoa Linh (2000), Hoa Linh Thảo (2021) Hoa Hạnh (trong một bài thơ được Giải nhất cuộc thi thơ tạp chí VNQĐ năm 2010)... Chưa kể tập thơ đầu tay Chùm mơ Tiên cảm (1991) cũng gồm những chùm hoa rất lạ...
Xem thêm
Trần Hà Yên với tình yêu trẻ thơ từ Bí mật của ngôi nhà được làm bằng kẹo
Bài viết về tập thơ Bí mật của ngôi nhà được làm bằng kẹo (NXB Hội nhà văn 2024).
Xem thêm