TIN TỨC

Website Văn chương TPHCM – Những điều có thể bạn chưa biết?

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-06-20 06:39:06
mail facebook google pos stwis
2842 lượt xem

Chào mừng Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21-6

NGUYÊN HÙNG

Khi truy cập một trang web hay trang báo điện tử, đôi khi người đọc có cảm giác khó chịu vì không thể tìm được bài viết mà mình cần và phải thử trở ra để nhờ đến công cụ Google. Từ thực tế này, Văn chương TPHCM đã cố gắng tạo ra những tiện ích nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu tìm kiếm của các bạn đọc.

Tại website Văn chương TPHCM, ngoài 14 chuyên mục cứng như bạn đọc nhìn thấy trên giao diện thì chúng tôi có thể tạo thêm nhiều chuyên mục mềm mang tính thời điểm thông qua công cụ hashtag, như các chuyên mục phục vụ cho các cuộc thi hiện nay: Cuộc thi bút ký Những hy sinh thầm lặng; Cuộc thi Truyện ngắn hay 2002; Cuộc thi bút ký Đền ơn đáp nghĩa… Tương tự như với các chuyên mục cứng, khi click vào hình biểu tượng cho các chuyên mục mềm trên trang chủ, người đọc sẽ truy cập tới các bài viết của chuyên mục (mời thử click vào hình bên). Và bạn có thể click vào dòng chữ tiêu đề đặt trước mỗi bài viết để chuyển sang đọc tiếp các bài khác cùng chuyên mục.

Việc tìm kiếm bài đăng trên trang web có thể thực hiện bằng một trong 2 cách sau:

  1. Mở chuyên mục liên quan và dò tìm bài cần;
  2. Gõ chuỗi từ khóa có trong tên bài viết vào ô Tìm kiếm và click vào biểu tượng kính lúp (cách này nhanh hơn). Để truy cập trang kỷ yếu của một tác giả, bạn hãy gõ tên tác giả đó để tìm. Trang kỷ yếu là trang có tiêu đề chỉ có tên của tác giả trong số bài được hiển thị trong dãy kết quả.

Tại mỗi trang kỷ yếu tác giả, người đọc có thể truy cập các tác phẩm của nhà văn thông qua các đường links liên kết; có thể xem các chương trình nghe nhìn tiêu biểu và các tác phẩm thơ nhạc liên quan đến nhà văn; có thể đọc các bài viết của nhà văn hoặc của những người khác về nhà văn mà mình quan tâm… đã được đưa lên web Hội (các bài này được hệ thống web tự động cập nhật vào phía dưới trang kỷ yếu nếu khi lên bài, người đăng có ghi đủ tên tác giả và nhân vật của bài viết).

Với các tác giả đã có trang kỷ yếu trên website, bạn có thể truy cập để tìm hiểu thêm về họ bằng cách click vào tên tác giả trước bài viết hoặc tên tác giả được nhắc tới trong bài (nếu được nhúng link, ví dụ: Huệ Triệu, Phương Huyền) trong một bài viết bất kỳ.

Ngoài ra, để thuận tiện cho các hội viên và bạn đọc khi cần liên hệ hoặc tìm hiểu, Văn chương TP. Hồ Chí Minh đã lập các Links Ban chấp hành Hội Nhà văn TPHCM, Các hội đồng chuyên môn Hội Nhà văn TP. HCM và bố trí ở cột Liên kết, quý vị và các bạn có thể click vào để biết thêm thông tin về các nhà văn nhà thơ mà minh quan tâm.



Nhân kỷ niệm 97 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, website Văn chương TPHCM đã có buổi gặp mặt thân mật với một số phóng viên các báo đài. Tới dự buổi gặp mặt này còn có một số khách quý: KTS Nguyễn Trường Lưu, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học – Nghệ thuật TP.HCM; PGS.TS – nhà văn Trình Quang Phú, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển phương Đông; ông Lâm Hữu Đức, Trưởng phòng Văn hóa văn nghệ Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM…

Các vị khách mời hào hứng chúc mừng và biểu dương Hội Nhà văn đã có nhiều nỗ lực trong việc tổ chức thiết kế, vận hành trang web với nhiều nội dung phong phú và hình thức đẹp mắt, kịp thời quảng bá được các hoạt động sôi nổi của Hội trong thời gian qua, tạo được dư luận tốt và thu hút được một lượng rất đáng kể bạn đọc gần xa.

Theo PGS.TS Trình Quang Phú, trang web Văn chương TPHCM nên nghiên cứu lập một tạp chí online để đăng tải các sáng tác của hội viên, vì việc đăng bài tại các tờ báo hiện nay là rất khó. Chia sẻ ý kiến về vấn đề này, KTS Nguyễn Trường Lưu, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học – Nghệ thuật TP.HCM cho rằng, bên cạnh duy trì và phát triển trang web thì việc in các tác phẩm thành sách, là sản phẩm ta có thể sở được cầm được trên tay vẫn cần phải chú trọng, vì theo ông “nếu tác phẩm chỉ được đưa lên mạng thì đôi khi có cảm tưởng nó không còn là của mình”.


Ông Nguyễn Trường Lưu, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật TPHCM chia sẻ cùng lãnh đạo Hội Nhà văn


Tin và ảnh: Nguyên Hùng.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Toàn cảnh Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Lễ diễu binh, diễu hành cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước chính thức diễn ra vào 6h30 ngày 30/4/2025.
Xem thêm
“Bài ca Thống nhất” và tinh thần nhân văn
Bài phát biểu của nhà văn Trịnh Bích Ngân, Chủ tịch Hội nhà văn TP. Hồ Chí Minh tại chương trình nghệ thuật Bài ca Thống nhất
Xem thêm
Góp tiếng nói cho Văn học Thiếu nhi trong thời đại Trí tuệ nhân tạo
Phóng sự buổi Tọa đàm chuyên đề đã diễn ra với chủ đề “Văn học thiếu nhi trong thời đại Trí tuệ Nhân tạo”.
Xem thêm
Viết kịch bản phim ngắn, phim tài liệu và phim truyền hình
Khoa Văn hóa học Trường Đại học Văn hóa TPHCM đã tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề “Làm phim ngắn và viết kịch bản truyền hình: Ứng dụng công nghiệp văn hóa trong sáng tạo điện ảnh” vào ngày 17.4.2025
Xem thêm
Dấu ấn văn học trẻ Thành phố Hồ Chí Minh
50 năm đã trôi qua kể từ ngày đất nước thống nhất, đội ngũ những người viết văn trẻ sinh sống và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh không ngừng lớn mạnh, có những đóng góp ý nghĩa vào dòng chảy văn học của nước nhà. Trước yêu cầu của giai đoạn hiện nay, việc nâng cao chất lượng văn học trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực của người cầm bút mà còn là yêu cầu của độc giả, đồng thời cũng là mục tiêu mà Hội nghề nghiệp, cũng như cơ quan quản lý nhà nước về văn học nghệ thuật hướng tới.
Xem thêm
Khai mạc Trại sáng tác văn học thiếu nhi Tại Nam Đàn, Nghệ An
Phòng sự Khai mạc Trại sáng tác văn học thiếu nhi Tại Nam Đàn, Nghệ An
Xem thêm
Nghĩa tình Việt Nam và Myanmar
Nguồn: Người Đô thị
Xem thêm
Dưới ánh chiều tà – Truyện ngắn của Lê Vi Thủy
Bóng chiều ngã xuống sau đỉnh núi, những vệt sáng màu cam vẫn còn vương vãi khắp thung lũng, không gian một màu rực đỏ, ma mị. Bà Tiêng vắt cái gùi trên lưng đi ngược về phía làng. Những chái nhà sàn xa xa đang hun những sợi khói bếp màu xám tản dần vào khoảng không mờ ảo
Xem thêm
Hành trình về Chiến khu Đ
Bài và videoclip về chuyến về thăm Chiến khu Đ của các văn nghệ sĩ thành phố.
Xem thêm
Văn nghệ Giải phóng họp mặt nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
Tin và videoclip về buổi họp mặt của cán bộ, nhân viên và văn nghệ sĩ Tiểu ban Văn nghệ Khu Sài Gòn – Gia Định/T4 và báo Văn nghệ Giải phóng.
Xem thêm
Vĩnh biệt nhạc sĩ Lư Nhất Vũ
Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh cùng giới văn nghệ sĩ cả nước vô cùng thương tiếc báo tin: Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ, một trong những cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam, đã từ trần.
Xem thêm
Nhà văn Bạch Nhật Phương (nhà giáo Bạch Phương Lan) tạ thế.
Nhà văn Bạch Nhật Phương (nhà giáo Bạch Phương Lan), nguyên giảng viên Trường Đại học Đà Lạt, hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Những kỷ niệm với nhà văn Khuất Quang Thụy
Trong khoảng 30 năm quân ngũ, tôi có khá nhiều kỷ niệm sâu sắc với nhà văn Khuất Quang Thụy, người vừa vĩnh biệt chúng ta để trở về với thế giới của người hiền.
Xem thêm
Phát động Cuộc thi viết “Đất K – Miền ký ức”
Cựu chiến binh Sư đoàn 315 đã phát động Cuộc thi viết “Đất K – Miền ký ức” lần thứ IV, dành cho tất cả các cựu chiến binh ở các sư đoàn, đơn vị chiến đấu trên chiến trường K và thân nhân của các đồng đội. Tác phẩm dự thi hợp lệ là hồi ức, hồi ký, giới hạn trên 1.500 từ và không quá 2.000 từ, chưa đăng tải trên bất kì cơ quan thông tin đại chúng hoặc ấn phẩm nào…
Xem thêm
Nhà văn Khuất Quang Thụy đã về phía bên kia thềm nắng
Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh xin gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia đình và người thân của nhà văn Khuất Quang Thụy
Xem thêm
Cánh chim cô độc – Hồi ức một điệp viên chiến trường
Tin ảnh về Tọa đàm giao lưu ra mắt sách Gãy cánh điệp viên của cựu điệp viên Hồ Duy Hùng
Xem thêm