TIN TỨC

Nghệ sỹ Bình Tinh nhận Huy chương Vàng với vai diễn “ám ảnh” Tống Thị Quyên

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-10-04 20:20:53
mail facebook google pos stwis
1212 lượt xem

Khán giả và đồng nghiệp Thủ Đô dành những lời khen “có cánh” cho diễn xuất của Nghệ sỹ Cải lương Bình Tinh trong vở “Vương quyền – Vụ án Tống Thị Quyên”.

“Liên hoan sân khấu Thủ Đô 2022” vừa kết thúc tại Hà Nội với rất nhiều vai diễn để lại những dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả và Ban giám khảo,  trong đó có vai Thái tử phi Tống Thị Quyên Bình Tinh trong vở “Vương quyền – Vụ án Tống Thị Quyên”…

tm-img-alt

tm-img-alt

Vở cải lương “Vương quyền – Vụ án Tống Thị Quyên” (Kịch bản: Bích Ngân, Chuyển thể cải lương: Hoàng Song Việt, Đạo diễn: Lê Nguyên Đạt) do Chi hội Biểu diễn nghệ thuật Thăng Long - Hội Sân khấu Hà Nội thực hiện đã chiếm trọn tình cảm tình của khán giả Thủ đô.

tm-img-alt

tm-img-alt

Vở đại thắng với 3 Huy chương Vàng dành cho nghệ sĩ Bình Tinh, Hoàng Quốc Thanh và Nguyễn Thanh Toàn; Huy chương bạc dành cho NSƯT Kim Tiểu Long, NSƯT Mỹ Vân và NS trẻ Trọng Nhân. Đặc biệt là vở vở đoạt luôn chiếc Huy chương Vàng danh giá dành cho toàn vở diễn xuất sắc nhất.

tm-img-alt

tm-img-alt

Vở diễn nói về vụ án Tống Thị Quyên, một trong ba vụ án oan được coi là lớn nhất thời Minh Mạng (1820 - 1840). Nếu hai vụ án kia, vụ Lê Văn Duyệt và vụ Lê Chất được sử sách nói đến rất tường tận thì vụ Tống Thị Quyên chỉ ghi ít dòng. Từ ít dòng đó, nhà văn Bích Ngân đã thấy rõ sự thật vô lý của vụ án nên đã dày công tìm hiểu lịch sử và đã có một kịch bản gây chấn động, làm rõ đây là một vụ án oan như hai vụ án Lê Văn Duyệt và Lê Chất. Không hề có sự thông dâm nào giữa mẹ con Nguyễn Phúc Đảm- Tống Thị Quyên. Hai người này chỉ là nạn nhân của cuộc tranh giành ngai vàng của hoàng tộc triều Nguyễn, Minh Mạng sớm ra tay diệt trừ hai người này để phòng hậu họa.

tm-img-alt

tm-img-alt

Lần đầu tiên đảm nhận một vai diễn nặng ký ở lĩnh vực cải lương lịch sử nhưng nghệ sĩ Bình Tinh đã chinh phục được khán giả cũng như Ban giám khảo. Bình Tinh đã dành trọn sự nể phục của các đồng nghiệp tại “Liên hoan Sân khấu Thủ đô năm 2022”.

tm-img-alt

tm-img-alt

Với Thái tử phi Tống Thị Quyên, Bình Tinh diễn xuất vô cùng tinh tế, nữ nghệ sĩ luôn giữ được đỉnh cao phong độ khiến người xem nhớ mãi từ ánh mắt, cử chỉ cho đến tiếng cười vang vọng trước những khát vọng vương quyền…

tm-img-alt

tm-img-alt

Nhiều đồng nghiệp nhận xét, Bình Tinh là điểm nhấn đẹp nhất của vở. Cô ca diễn đều máu lửa, mỗi khi xuất hiện lập tức sân khấu tràn ngập năng lượng, cuốn hút. Bi kịch của nhân vật đã tạo mảnh đất diễn rất rộng cho Bình Tinh phát huy hết năng lực của mình. Với sở trường tuồng cổ nhiều hành động, vũ đạo, Bình Tinh âm thầm chuyển hóa vào nhân vật, khiến người xem không chán. Đặc biệt, đạo diễn Lê Nguyên Đạt đã dựng một lớp quá đẹp cho Bình Tinh, khi Thái tử phi Tống Thị Quyên xử trầm hà (dìm xuống sông) gây ấn tượng rất mạnh cho khán giả. Lê Nguyên Đạt tìm được ngôn ngữ thể hiện cực kỳ giỏi, sử dụng những cây tre dài kết hợp với vũ đạo của Bình Tinh tạo hình, tạo thế, tạo bố cục rất tuyệt vời, mới mẻ, rúng động lòng người. Lớp diễn này đã đủ thỏa mãn sự nghe nhìn, mãn nhãn của khán giả yêu thích cải lương.

tm-img-alt

tm-img-alt

Khán giả Nguyễn Thế Khoa (Hà Nội) khi xem vở đã chia sẻ trên trang cá nhân của mình: “NS Bình Tinh xuất sắc trong vai Thái Tử phi Tống Thị Quyên. Vóc dáng nhỏ bé nhưng với giọng ca đầy sức chinh phục, kỹ thuật biểu diễn điêu luyện, Bình Tinh đã thể hiện được tính cách hai mặt của nhân vật: Người mẹ yêu con hết mực, và người đàn bà tham vọng quyền lực điên cuồng. Cảnh Thái Tử Phi bị dìm chết được đạo diễn dàn dựng rất sáng tạo và cũng là cảnh diễn rất tuyệt vời của Bình Tinh. Nếu không có kỹ thuật biểu diễn phong phú, không dày công khổ luyện, không có sự dũng cảm hiến mình cho nghệ thuật, Bình Tinh không thể nào thành công ở cảnh diễn lăn trên làn sóng do những cây tre tạo nên làm choáng váng khán giả và đồng nghiệp tại liên hoan vừa qua…”

tm-img-alt

Bình Tinh cho biết: “Ngay khi nhận được kịch bản, Bình Tinh đã thấy rất thích với vai diễn này. Bình Tinh và ê kíp đã tập luyện ròng rã suốt nhiều tháng ròng. Có thể nói đây là dạng vai cải lương lịch sử rất khó mà lần đầu tiên Bình Tinh đảm nhận trên sân khấu…Mỗi ngày Bình Tinh phải ngồi trước gương để tập thoại, tập tích tính cách nhân vật…Có lẽ do quá nhập vai nên nhiều lúc diễn xong, nhân vật Tống Thị Quyên vẫn cứ mãi ám ảnh Bình Tinh cả trong giấc ngủ…Chiếc Huy chương vàng lần này Bình Tinh muốn dành tặng cho ba mẹ, gia tộc Huỳnh Long đặc biệt là Đạo diễn- NSUT Lê Nguyên Đạt cùng toàn bộ ê kíp của vở. Đây là một kỷ niệm thật đẹp trên bước đường hoạt động nghề, đồng thời cũng là động lực để Bình Tinh cố gắng phấn đấu hơn nữa trên bước đường phía trước…”

tm-img-alt

Đạo diễn- NSƯT Lê Nguyên Đạt chia sẻ: “Với vai diễn lần này, Bình Tinh đã bộc lộ hết tài năng diễn xuất cũng như sự nhạy bé, ham học hỏi, cầu tiến của mình…Tôi rất tự hào về Bình Tinh, về những gì em đã đạt được và đã hết mình cống hiến cho nghệ thuật. Tại Liên hoan Sân khấu kịch nói 2021, Bình Tinh cũng đã xuất sắc nhận Huy chương Vàng với vai Bé Yến bị trầm cảm trong vở “Mảnh vỡ” cũng do tôi đạo diễn. Chiếc Huy chương vàng năm 2022 lần này tiếp tục là một dấu son cho sự nghiệp diễn xuất của Bình Tinh”.

tm-img-alt

tm-img-alt

Bật khóc khi nhận chiếc Huy chương Vàng danh giá, Bình Tinh nói: “Bình Tinh vỡ òa hạnh phúc vì khán giả Thủ Đô quá dễ thương, họ dành cho Bình Tinh những lời thăm hỏi, động viên cũng như cổ vũ sự sáng tạo của các diễn viên trong vở. Lâu lắm rồi kể từ sau đại dịch, các nghệ sĩ TP.HCM mới ra Thủ Đô tham dự liên hoan và khán giả mong mỏi vở sẽ được tái diễn trong thời gian sớm nhất, thỏa lòng mong đợi của số đông khán giả vẫn còn chưa được xem" .

tm-img-alt

Được biết Liên hoan Sân khấu Thủ đô 2022 diễn ra từ ngày 25/9 đến ngày 2/10 với sự tham gia của 13 đơn vị sân khấu. Đây là liên hoan được tổ chức định kỳ 2 năm một lần, nhận được sự hưởng ứng tích cực của các đơn vị sân khấu trên khắp cả nước.

Nguồn: https://www.moitruongvadothi.vn/

Bài viết liên quan

Xem thêm
Toàn cảnh Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Lễ diễu binh, diễu hành cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước chính thức diễn ra vào 6h30 ngày 30/4/2025.
Xem thêm
“Bài ca Thống nhất” và tinh thần nhân văn
Bài phát biểu của nhà văn Trịnh Bích Ngân, Chủ tịch Hội nhà văn TP. Hồ Chí Minh tại chương trình nghệ thuật Bài ca Thống nhất
Xem thêm
Góp tiếng nói cho Văn học Thiếu nhi trong thời đại Trí tuệ nhân tạo
Phóng sự buổi Tọa đàm chuyên đề đã diễn ra với chủ đề “Văn học thiếu nhi trong thời đại Trí tuệ Nhân tạo”.
Xem thêm
Viết kịch bản phim ngắn, phim tài liệu và phim truyền hình
Khoa Văn hóa học Trường Đại học Văn hóa TPHCM đã tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề “Làm phim ngắn và viết kịch bản truyền hình: Ứng dụng công nghiệp văn hóa trong sáng tạo điện ảnh” vào ngày 17.4.2025
Xem thêm
Dấu ấn văn học trẻ Thành phố Hồ Chí Minh
50 năm đã trôi qua kể từ ngày đất nước thống nhất, đội ngũ những người viết văn trẻ sinh sống và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh không ngừng lớn mạnh, có những đóng góp ý nghĩa vào dòng chảy văn học của nước nhà. Trước yêu cầu của giai đoạn hiện nay, việc nâng cao chất lượng văn học trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực của người cầm bút mà còn là yêu cầu của độc giả, đồng thời cũng là mục tiêu mà Hội nghề nghiệp, cũng như cơ quan quản lý nhà nước về văn học nghệ thuật hướng tới.
Xem thêm
Khai mạc Trại sáng tác văn học thiếu nhi Tại Nam Đàn, Nghệ An
Phòng sự Khai mạc Trại sáng tác văn học thiếu nhi Tại Nam Đàn, Nghệ An
Xem thêm
Nghĩa tình Việt Nam và Myanmar
Nguồn: Người Đô thị
Xem thêm
Dưới ánh chiều tà – Truyện ngắn của Lê Vi Thủy
Bóng chiều ngã xuống sau đỉnh núi, những vệt sáng màu cam vẫn còn vương vãi khắp thung lũng, không gian một màu rực đỏ, ma mị. Bà Tiêng vắt cái gùi trên lưng đi ngược về phía làng. Những chái nhà sàn xa xa đang hun những sợi khói bếp màu xám tản dần vào khoảng không mờ ảo
Xem thêm
Hành trình về Chiến khu Đ
Bài và videoclip về chuyến về thăm Chiến khu Đ của các văn nghệ sĩ thành phố.
Xem thêm
Văn nghệ Giải phóng họp mặt nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
Tin và videoclip về buổi họp mặt của cán bộ, nhân viên và văn nghệ sĩ Tiểu ban Văn nghệ Khu Sài Gòn – Gia Định/T4 và báo Văn nghệ Giải phóng.
Xem thêm
Vĩnh biệt nhạc sĩ Lư Nhất Vũ
Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh cùng giới văn nghệ sĩ cả nước vô cùng thương tiếc báo tin: Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ, một trong những cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam, đã từ trần.
Xem thêm
Nhà văn Bạch Nhật Phương (nhà giáo Bạch Phương Lan) tạ thế.
Nhà văn Bạch Nhật Phương (nhà giáo Bạch Phương Lan), nguyên giảng viên Trường Đại học Đà Lạt, hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Những kỷ niệm với nhà văn Khuất Quang Thụy
Trong khoảng 30 năm quân ngũ, tôi có khá nhiều kỷ niệm sâu sắc với nhà văn Khuất Quang Thụy, người vừa vĩnh biệt chúng ta để trở về với thế giới của người hiền.
Xem thêm
Phát động Cuộc thi viết “Đất K – Miền ký ức”
Cựu chiến binh Sư đoàn 315 đã phát động Cuộc thi viết “Đất K – Miền ký ức” lần thứ IV, dành cho tất cả các cựu chiến binh ở các sư đoàn, đơn vị chiến đấu trên chiến trường K và thân nhân của các đồng đội. Tác phẩm dự thi hợp lệ là hồi ức, hồi ký, giới hạn trên 1.500 từ và không quá 2.000 từ, chưa đăng tải trên bất kì cơ quan thông tin đại chúng hoặc ấn phẩm nào…
Xem thêm
Nhà văn Khuất Quang Thụy đã về phía bên kia thềm nắng
Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh xin gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia đình và người thân của nhà văn Khuất Quang Thụy
Xem thêm
Cánh chim cô độc – Hồi ức một điệp viên chiến trường
Tin ảnh về Tọa đàm giao lưu ra mắt sách Gãy cánh điệp viên của cựu điệp viên Hồ Duy Hùng
Xem thêm