TIN TỨC

Ra mắt tập thơ Đối diện chính mình của nhà thơ Phạm Trung Tín

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2022-11-25 16:34:20
mail facebook google pos stwis
1422 lượt xem

Chiều ngày 25/11/2022, tại trụ sở Liên Hiệp Các hội VHNT TPHCM, nhà thơ Phạm Trung Tín đã tức chức buổi ra mắt tập thơ Đối diện với chính mình do Nhà xuất bản Hội Nhà Văn ấn hành.

Đến dự buổi ra mắt, về phía Hội Nhà văn TPHCM có nhà văn Bích Ngân, Chủ tịch Hội Nhà văn TPHCM, nhà văn Trầm Hương, Phó chủ tịch Hội cùng các Uỷ viên Ban Chấp hành: Nhà thơ Huệ Triệu, nhà thơ Nguyên Hùng, nhà thơ Bùi Phan Thảo, nhà thơ Lê Thiếu Nhơn, nhà văn Phương Huyền, nhà thơ Phùng Hiệu cùng các nhà thơ đang hoạt động trong các Hội đồng chuyên môn, các Ban công tác Hội: Nhà thơ Đặng Nguyệt Anh, Nguyễn Bình Hồng Cầu, Xuân Trường, Nguyễn Vũ Quỳnh, Miên Trường, Nguyễn Trường, Trần Mai Hường, Phạm Phương Lan, Nguyễn Thu Trân, Lương Cẩm Quyên, Phan Ngọc Thường Đoan, Nguyễn Thánh Ngã, Cúc Vàng, Tố Hoài, Trần Đức Tín… cùng đông đảo các nhà thơ đồng nghiệp, gia đình và người yêu thơ.

Nhà văn Bích Ngân, Chủ tịch Hội Nhà văn TPHCM phát biểu trong buổi ra mắt 

Về phía chính quyền địa phương nơi nhà thơ Phạm Trung Tín đang sinh sống có ông Võ Thanh Quang, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân phường Vĩnh Phú  đến tặng hoa và phát biểu chúc mừng nhân ngày ra mắt tập thơ thứ 6 của anh.

Phát biểu tại buổi ra mắt, nhà văn Bích Ngân, Chủ tịch Hội Nhà văn TPHCM nhận xét về tập thơ của Phạm Trung Tín: “Đọc từng trang tập thơ “Đối diện chính mình” của nhà thơ Phạm Trung Tín, tôi cảm nhận nhận được sự xôn xao mà lắng đọng của chữ Tình. Và Tình, chính là cái mạch chảy âm thầm xuyên suốt trong cuộc đời anh, thân phận anh và trong từng câu thơ, từng bài thơ của nhà thơ Phạm Trung Tín cũng như những thông điệp mà anh muốn gởi đến người đọc thơ anh…Thơ Phạm Trung Tín còn biểu lộ khá rõ niềm khao khát đem chữ Tình với hy vọng có thể xoa dịu niềm đau, chữa lành vết thương lòng, có thể hàn gắn những mảnh vỡ, và cũng tha thiết mong con người biết yêu thương con người và cùng biết nâng niu trân quý chữ Tình”.

“Tuy nhiên, cũng có điều tôi muốn nói trong bài viết viết nhỏ này, là thơ Phạm Trung Tín cũng rơi vào tình trạng của nhiều người làm thơ hiện nay là dành sự tập trung cao cho nội dung thơ, tức chú trọng tối đa vào “cái tình” “ cái sự” mà thiếu đầu tư thỏa đáng cho nghệ thuật tu từ, mà nghệ thuật tu từ là một yếu tố sống còn của thơ ca”, nhà văn Bích Ngân chia sẻ và góp ý.  

Tập thơ Đối diện chính mình

Chia sẻ về thơ Phạm Trung Tín, nhà thơ Lê Thiếu Nhơn, Uỷ viên BCH, Trưởng Ban Nhà văn trẻ nhận xét: Tập thơ “Đối diện chính mình” của Phạm Trung Tín không dành cho những ai tìm kiếm sự cầu kỳ của vần điệu hoặc sự cách tân của chữ nghĩa. Tập thơ “Đối diện chính mình” giống như một lời thì thầm, để an ủi sự mất mát, để vỗ về sự bất an. Nói cách khác, nhà thơ Phạm Trung Tín đã “đối diện chính mình” bằng sự nhân hậu với người dưng. 

Đọc thơ Phạm Trung Tín, dễ dàng nhận ra một cốt cách thật thà và chung thủy. Ông nỗ lực gìn giữ những bùi ngùi “Chao nghiêng ký ức thực mơ/ Gọi tên bến cũ lòng ngơ ngác chiều”, ông gắn gượng níu kéo những xa xôi “Lênh đênh thuyền đợi bến trông/ Đơn côi dòng lạnh trôi không lục bình”. Vì vậy, trong thơ Phạm Trung Tín không có những oán than, không có những trách móc, không có những nghi ky, không có những đổ vỡ. Những câu thơ hiền lành và giản dị của nhà thơ Phạm Trung Tín không giúp độc giả bay bổng cùng trí tưởng tượng hay dằn vặt cùng sự ngổn ngang. Ông giúp độc giả hiểu rằng giữa người và người luôn cần có nhau trong những kết nối thật đơn sơ và thật ấm áp".

Nhận xét về tập thơ Đối diện chính mình của Phạm Trung Tín

Trong không khí trang trọng và ấm áp của buổi lễ ra mắt, nhà thơ Phạm Trung Tín xúc động: "Tôi rất vui và hạnh phúc khi được các đồng nghiệp và bạn bè dành tặng những lẵng hoa tươi thắm và những lời chúc mừng tốt đẹp. Nhân đây tôi xin đọc bài thơ Đối diện chính mình cũng là nhan đề của tập thơ để dành tặng và tri ân các đồng nghiệp".

Nhà thơ Phạm Trung Tín sinh ngày 12 tháng 12 năm 1956 ở xã Hiệp Hòa, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Tốt nghiệp Cử nhân triết học và Cử nhân kinh tế. Hiện thường trú 340/2/21 Quang Trung, phường 10, quận Gò Vấp, TP. HCM. Anh đã xuất bản 6 tập thơ và hiện đang là hội viên Hội Nhà văn TP.HCM, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Phó Ban Công tác Hội Viên Hội Nhà văn TPHCM.

Nhà thơ Huệ Triệu, Trưởng Ban Nhà văn nữ tặng hoa cho nhà thơ Phạm Trung Tín

“Đến nay Phạm Trung Tín đã xuất bản 6 tập thơ: “Dặm dài ký ức”- 2013; “Miền tâm tưởng”- 2014; “Lời của đá”- 2015; “Khoảng thức”- 2017; “Đường chân trời”- 2019. Những tập thơ đầu, Phạm Trung Tín còn làm thơ theo kiểu hồn nhiên, thiên về tả chân, thấy gì ghi nấy thông qua cảm xúc của mình. Nhưng càng làm thơ lâu năm, Phạm Trung Tín càng có nhiều kinh nghiệm qua tiếp xúc với thơ, với các nhà thơ, với kiến thức sách vở và tự chiêm nghiệm... thơ anh đã có bước tiến xa hơn so với chính mình. Nổi bật nhất là tập thơ “Đối diện chính mình”, anh đã vượt được thơ ở dạng tả chân để đến với tầng cao, nhiều tìm tòi, sâu sắc, hiện đại hơn”, nhà văn Nguyễn Trường nhận xét.

Phùng Hiệu

 

Dưới đây là một số hình ảnh trong buổi ra mắt:

 

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Toàn cảnh Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Lễ diễu binh, diễu hành cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước chính thức diễn ra vào 6h30 ngày 30/4/2025.
Xem thêm
“Bài ca Thống nhất” và tinh thần nhân văn
Bài phát biểu của nhà văn Trịnh Bích Ngân, Chủ tịch Hội nhà văn TP. Hồ Chí Minh tại chương trình nghệ thuật Bài ca Thống nhất
Xem thêm
Góp tiếng nói cho Văn học Thiếu nhi trong thời đại Trí tuệ nhân tạo
Phóng sự buổi Tọa đàm chuyên đề đã diễn ra với chủ đề “Văn học thiếu nhi trong thời đại Trí tuệ Nhân tạo”.
Xem thêm
Viết kịch bản phim ngắn, phim tài liệu và phim truyền hình
Khoa Văn hóa học Trường Đại học Văn hóa TPHCM đã tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề “Làm phim ngắn và viết kịch bản truyền hình: Ứng dụng công nghiệp văn hóa trong sáng tạo điện ảnh” vào ngày 17.4.2025
Xem thêm
Dấu ấn văn học trẻ Thành phố Hồ Chí Minh
50 năm đã trôi qua kể từ ngày đất nước thống nhất, đội ngũ những người viết văn trẻ sinh sống và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh không ngừng lớn mạnh, có những đóng góp ý nghĩa vào dòng chảy văn học của nước nhà. Trước yêu cầu của giai đoạn hiện nay, việc nâng cao chất lượng văn học trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực của người cầm bút mà còn là yêu cầu của độc giả, đồng thời cũng là mục tiêu mà Hội nghề nghiệp, cũng như cơ quan quản lý nhà nước về văn học nghệ thuật hướng tới.
Xem thêm
Khai mạc Trại sáng tác văn học thiếu nhi Tại Nam Đàn, Nghệ An
Phòng sự Khai mạc Trại sáng tác văn học thiếu nhi Tại Nam Đàn, Nghệ An
Xem thêm
Nghĩa tình Việt Nam và Myanmar
Nguồn: Người Đô thị
Xem thêm
Dưới ánh chiều tà – Truyện ngắn của Lê Vi Thủy
Bóng chiều ngã xuống sau đỉnh núi, những vệt sáng màu cam vẫn còn vương vãi khắp thung lũng, không gian một màu rực đỏ, ma mị. Bà Tiêng vắt cái gùi trên lưng đi ngược về phía làng. Những chái nhà sàn xa xa đang hun những sợi khói bếp màu xám tản dần vào khoảng không mờ ảo
Xem thêm
Hành trình về Chiến khu Đ
Bài và videoclip về chuyến về thăm Chiến khu Đ của các văn nghệ sĩ thành phố.
Xem thêm
Văn nghệ Giải phóng họp mặt nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
Tin và videoclip về buổi họp mặt của cán bộ, nhân viên và văn nghệ sĩ Tiểu ban Văn nghệ Khu Sài Gòn – Gia Định/T4 và báo Văn nghệ Giải phóng.
Xem thêm
Vĩnh biệt nhạc sĩ Lư Nhất Vũ
Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh cùng giới văn nghệ sĩ cả nước vô cùng thương tiếc báo tin: Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ, một trong những cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam, đã từ trần.
Xem thêm
Nhà văn Bạch Nhật Phương (nhà giáo Bạch Phương Lan) tạ thế.
Nhà văn Bạch Nhật Phương (nhà giáo Bạch Phương Lan), nguyên giảng viên Trường Đại học Đà Lạt, hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Những kỷ niệm với nhà văn Khuất Quang Thụy
Trong khoảng 30 năm quân ngũ, tôi có khá nhiều kỷ niệm sâu sắc với nhà văn Khuất Quang Thụy, người vừa vĩnh biệt chúng ta để trở về với thế giới của người hiền.
Xem thêm
Phát động Cuộc thi viết “Đất K – Miền ký ức”
Cựu chiến binh Sư đoàn 315 đã phát động Cuộc thi viết “Đất K – Miền ký ức” lần thứ IV, dành cho tất cả các cựu chiến binh ở các sư đoàn, đơn vị chiến đấu trên chiến trường K và thân nhân của các đồng đội. Tác phẩm dự thi hợp lệ là hồi ức, hồi ký, giới hạn trên 1.500 từ và không quá 2.000 từ, chưa đăng tải trên bất kì cơ quan thông tin đại chúng hoặc ấn phẩm nào…
Xem thêm
Nhà văn Khuất Quang Thụy đã về phía bên kia thềm nắng
Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh xin gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia đình và người thân của nhà văn Khuất Quang Thụy
Xem thêm
Cánh chim cô độc – Hồi ức một điệp viên chiến trường
Tin ảnh về Tọa đàm giao lưu ra mắt sách Gãy cánh điệp viên của cựu điệp viên Hồ Duy Hùng
Xem thêm