TIN TỨC

Bóng ký ức trên quê nhà

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2025-05-28 15:16:55
mail facebook google pos stwis
150 lượt xem

"Bóng quê" là tập thơ mới nhất của nhà thơ Ngọc Khương, gồm "Trường ca Vĩnh Phước quê tôi" và hơn 20 bài thơ khác về quê hương Vĩnh Phước (Quảng Bình), trải dài từ lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng đến con người và những biến thiên của thời cuộc.

Trong chùm thơ dưới đây (trong đó, 2 bài đầu được trích từ "Trường ca Vĩnh Phước quê tôi"), nhà thơ Ngọc Khương không hướng ngòi bút về những khái niệm lớn lao mà trở về với những biểu tượng thân thuộc của làng quê: giếng nước, đình làng, bến cũ, nắm mộ, trái thị. Những hình ảnh ấy không chỉ gợi nhớ mà còn cất giữ hồn vía của ký ức quê hương. Chúng hiện lên khi vẹn nguyên, khi hoang phế, khi biến dạng bởi thời gian và biến động xã hội. Nhưng dù thế nào, trong tâm khảm người thi sĩ – quê nhà vẫn là nơi "xế chiều lại muốn nghiêng qua cổng làng"


 

Sóng ru

 

Vĩnh Phước quê tôi

Đôi bờ vỗ sóng

Năm trăm năm

Chao mình cánh võng

Tiếng gõ chài đánh thức vầng trăng

 

Nghiêng bờ nam

Gương ngọc Hòa Giang

Nghiêng bờ bắc

Cá ngầy Cồn Sẻ

Nhìn về Tây

Mây vờn Tiên Lệ

Đỉnh Phượng Hoàng chim vụt cánh, ngẩn ngơ…

 

Vĩnh Phước quê tôi

Dòng họ trâm anh phát sáng tự bao giờ

Truy Viễn Đường ba trăm năm soi bóng

Tháp nhà thờ tiếng chuông chiều ngân vọng

Miếu Thành Hoàng linh ứng nỗi niềm riêng…

 

Làng tôi xưa tên gọi Vĩnh Yên

Qua chợ Trường mái chèo ai khỏa

Ngày kháng chiến mỏ đình giục giã

Đêm hẹn hò giếng Mới ngọt môi trăng…

 

Khuya tháng năm rộn rập đồng làng

Tiếng đập đất gõ vào giấc ngủ

Những chú bò cùng phận người lam lũ

Vẹt đường cày, mong một ánh sao rơi

 

Thương quanh năm áo mẹ rợt mồ hôi

Mùa thất bát cháo rau cầm bữa

Ôi một thời nung mình trong đạn lửa

Mẹ âm thầm giấu nước mắt tiễn con!

 

Đất nước yên bình

Tôi muốn cõng quê tôi vào với Sài Gòn

Nhưng sông Gianh làm sao tôi cõng nổi?

Bao con cháu vào phương Nam lặn lội

Mượn Đồng Nai làm một nhánh sông quê

 

Nay làng tôi như cô gái dậy thì

Ngực nhô cao, tóc vờn hương lúa

Xe cao tốc vút qua đồng như ngọn gió

Nhà cao tầng, ngỡ phố lạc vào quê…

 

Cả quê tôi đang đón xuân về

Vang khúc hát cùng đất trời non nước

Ai đã khéo đặt tên Vĩnh Phước

Để muôn đời con sóng mãi chao ru…

 

 

Giếng làng (Giếng mới)

 

Cái giếng làng

Xanh con mắt

Lọc hương trời

Dâng nguồn mật…

 

Cha mẹ tôi gặp nhau

Trao cái nhìn đáy giếng

Cùng nắm sợi dây gàu

Níu tình yêu vĩnh viễn

 

Mấy mươi năm xa quê

Mẹ về thăm làng - giếng

Thương cánh cò ẩn hiện

Gương ố rồi cò ơi!

 

Váng đặc, nước vơi

Ếch kêu, rêu úa

Ngả nghiêng thành đổ

Cây cỏ vật vờ…

 

Mấy mươi năm!

Có đâu ngờ!

Giếng trong hóa đục

Biết giờ hỏi ai?

Mẹ tôi nén tiếng thở dài

Bên bờ giếng cũ

Ngồi hoài sương rơi…

 

 

Hương thị đâu rồi?

(Tặng T)
 

Ngày xưa cây thị xòe bóng mát

Trái chín vàng mơ tựa trăng vàng

Mỗi sáng nắng bừng, hương ngan ngát

Cứ giục lòng ta mãi xốn xang…

Em đã bước ra từ quả thị

Cho nhau một thuở thắm môi trầu

Rồi em quay gót! Em quay gót!

Trăng lặn mất rồi! Hương thị đâu?

Nay về chốn cũ thăm vườn cũ

Cây thị năm xưa đã héo tàn

Ta đứng ngẩn ngơ chiều bóng rũ

Nghe dế trong vườn khóc đưa tang!

 

 

Đưa cháu về thăm quê nội

 

Đưa cháu về thăm quê nội

Quảng Bình xanh biếc đồng xanh

Sông dài, núi cao, biển rộng

Làng quê ngói đỏ yên lành…

 

Đáp xuống sân bay Đồng Hới

Xe hơi đón rước về nhà

Lý Hòa tung bờm đá nhảy

Linh Giang muôn sóng reo ca

 

Xe băng qua cầu Quảng Hải

Thương năm thế kỷ đợi đò!

Ơ kìa bờ Nam bừng dậy*

Thoát mình qua kiếp âu lo!

 

Đây rồi làng ta Vĩnh Phước

Rào Ngang thao thức ngóng chờ

Thánh đường vờn cao đỉnh tháp

Con đường mới mở như mơ…
 

* Chín xã vùng Nam Quảng Trạch (nay là thị xã Ba Đồn từ khi có cầu Quảng Hải bắc qua, đã phát triển rất nhanh chóng).

Bài viết liên quan

Xem thêm
Thông báo lùi thời gian tổ chức “Những ngày Văn học, Nghệ thuật TP.HCM
Theo Thông báo số 1630-TB/VPTU của Văn phòng Thành ủy TP.HCM, chương trình “Những ngày Văn học, Nghệ thuật TP.HCM” với chủ đề: “Thành phố Hồ Chí Minh – Nơi những dòng sông hội tụ” sẽ được chuyển sang tổ chức vào đầu tháng 7.
Xem thêm
Thông báo về Chuỗi sự kiện “Những ngày Văn học, Nghệ thuật TP.HCM”
Thông báo mời các hội viên và bạn bè yêu văn học nghệ thuật
Xem thêm
Thông tin về Giải thưởng Văn học - Nghệ thuật Trịnh Hoài Đức lần thứ VI (2020-2025)
Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Đồng Nai thông báo tổ chức xét tặng Giải thưởng Trịnh Hoài Đức lần thứ VI
Xem thêm
Võ Thị Như Mai được vinh danh tại Tây Úc vì những đóng góp cho văn hóa và ngôn ngữ Việt
Ngày 7/5/2025, tại trụ sở Tổng Lãnh sự quán Việt Nam ở Tây Úc (Perth), nhà thơ – dịch giả Võ Thị Như Mai đã vinh dự nhận bằng khen vì những đóng góp nổi bật trong việc thúc đẩy sự hòa nhập, đối thoại và đa dạng văn hóa thông qua ngôn ngữ và văn chương.
Xem thêm
Lãnh đạo nhiều nước chúc mừng đại lễ 30/4 của Việt Nam
Lãnh đạo Lào, Campuchia và nhiều nước đã gửi thư, điện mừng Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Xem thêm
Toàn cảnh Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Lễ diễu binh, diễu hành cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước chính thức diễn ra vào 6h30 ngày 30/4/2025.
Xem thêm
“Bài ca Thống nhất” và tinh thần nhân văn
Bài phát biểu của nhà văn Trịnh Bích Ngân, Chủ tịch Hội nhà văn TP. Hồ Chí Minh tại chương trình nghệ thuật Bài ca Thống nhất
Xem thêm
Góp tiếng nói cho Văn học Thiếu nhi trong thời đại Trí tuệ nhân tạo
Phóng sự buổi Tọa đàm chuyên đề đã diễn ra với chủ đề “Văn học thiếu nhi trong thời đại Trí tuệ Nhân tạo”.
Xem thêm
Viết kịch bản phim ngắn, phim tài liệu và phim truyền hình
Khoa Văn hóa học Trường Đại học Văn hóa TPHCM đã tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề “Làm phim ngắn và viết kịch bản truyền hình: Ứng dụng công nghiệp văn hóa trong sáng tạo điện ảnh” vào ngày 17.4.2025
Xem thêm
Dấu ấn văn học trẻ Thành phố Hồ Chí Minh
50 năm đã trôi qua kể từ ngày đất nước thống nhất, đội ngũ những người viết văn trẻ sinh sống và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh không ngừng lớn mạnh, có những đóng góp ý nghĩa vào dòng chảy văn học của nước nhà. Trước yêu cầu của giai đoạn hiện nay, việc nâng cao chất lượng văn học trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực của người cầm bút mà còn là yêu cầu của độc giả, đồng thời cũng là mục tiêu mà Hội nghề nghiệp, cũng như cơ quan quản lý nhà nước về văn học nghệ thuật hướng tới.
Xem thêm
Khai mạc Trại sáng tác văn học thiếu nhi Tại Nam Đàn, Nghệ An
Phòng sự Khai mạc Trại sáng tác văn học thiếu nhi Tại Nam Đàn, Nghệ An
Xem thêm
Nghĩa tình Việt Nam và Myanmar
Nguồn: Người Đô thị
Xem thêm
Dưới ánh chiều tà – Truyện ngắn của Lê Vi Thủy
Bóng chiều ngã xuống sau đỉnh núi, những vệt sáng màu cam vẫn còn vương vãi khắp thung lũng, không gian một màu rực đỏ, ma mị. Bà Tiêng vắt cái gùi trên lưng đi ngược về phía làng. Những chái nhà sàn xa xa đang hun những sợi khói bếp màu xám tản dần vào khoảng không mờ ảo
Xem thêm
Hành trình về Chiến khu Đ
Bài và videoclip về chuyến về thăm Chiến khu Đ của các văn nghệ sĩ thành phố.
Xem thêm
Văn nghệ Giải phóng họp mặt nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
Tin và videoclip về buổi họp mặt của cán bộ, nhân viên và văn nghệ sĩ Tiểu ban Văn nghệ Khu Sài Gòn – Gia Định/T4 và báo Văn nghệ Giải phóng.
Xem thêm
Vĩnh biệt nhạc sĩ Lư Nhất Vũ
Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh cùng giới văn nghệ sĩ cả nước vô cùng thương tiếc báo tin: Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ, một trong những cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam, đã từ trần.
Xem thêm
Nhà văn Bạch Nhật Phương (nhà giáo Bạch Phương Lan) tạ thế.
Nhà văn Bạch Nhật Phương (nhà giáo Bạch Phương Lan), nguyên giảng viên Trường Đại học Đà Lạt, hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Những kỷ niệm với nhà văn Khuất Quang Thụy
Trong khoảng 30 năm quân ngũ, tôi có khá nhiều kỷ niệm sâu sắc với nhà văn Khuất Quang Thụy, người vừa vĩnh biệt chúng ta để trở về với thế giới của người hiền.
Xem thêm