Bài Viết
Rừng nối đất. Cây nối gió. Mưa nối lạnh. Và cô đơn nối những con người chẳng biết cười gần với nhau.
Cơn ho sặc sụa của ông khiến bà bừng tỉnh. Cơn ho như thể lấy cả buồng phổi của ông ra ngoài. Đưa tay dụi vội hai mắt, bà lập cập tiến ngay lại, một tay vỗ lưng, một tay vuốt ngực cho ông:
Vẫn còn đó những lưỡi lê rỉ sét được tìm thấy trong đất
Đêm trăng rằm trong khu tập kết 100 ngày ở Cao Lãnh, Đồng Tháp Mười, Long Châu Sa (Đồng Tháp), theo Hiệp định đình chiến Geneve năm 1954, má Sáu mới 25 tuổi, một tay dắt thằng Hai lên năm, một tay níu quai ba lô của chồng đang bồng thằng Út lên bốn, bịn rịn không dứt ra được. Chồng má theo đơn vị ra tập kết miền Bắc cùng thằng bé Hai.
Chợ ế lắm, người buôn bán trong chợ bóng gió: “Chùa bà Đanh còn gọi chợ mình bằng cụ, chợ mình nằm ngủ trưa còn sợ ma.”
Đã lâu lắm tôi mới có thông tin về làng Lơ Bơ
Con đường vào làng trơn tru, bằng phẳng như tấm phản lớn trải dài được bao bọc hai bên bởi những rừng táo và những cánh đồng lúa mạch.
Trí chui khỏi lồng ghe, bước lên bờ. Chiếc võng ba đang đong đưa tự nhiên nhẹ bẫng. Gần như ba Thành không biết mình vừa rơi khỏi võng, cách nền ghe mấy chục phân. Ba nằm như thế, bất động, không biết trong bao lâu. Nước mắt từ đâu ứa ra. Ba không khóc mà sao nước mắt cứ thi nhau chảy. Nước mắt của người đàn ông gần bước qua tuổi lục tuần khô khốc, mặn đắng.
Cô bé ngồi bên vệ đường, đưa đôi tay bẩn lau nước mắt, thỉnh thoảng nhìn qua bên kia quốc lộ theo dõi từng động tác của người anh. Tôi hướng theo tầm nhìn của nó về phía ấy, rồi tự hỏi, hình như thằng Hòa đang có mặt nơi nầy? Không thể người lại giống người đến thế? Gỡ đôi kính, lau sạch, nhìn kỹ lần nữa. Đúng thằng Hòa rồi. Đích thực con trai của chị Út trong hẻm tôi. Hôm qua, tôi còn thấy vợ chồng chị trau chuốt và nhởn nhơ ngoài bến tàu.