TIN TỨC

Nhà thơ Phạm Phương Lan: Xác tín lời ru

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2021-12-01 09:41:08
mail facebook google pos stwis
2039 lượt xem

TRẦN QUANG QUÝ

Khâu tình là một nỗ lực của Phạm Phương Lan, hy vọng những mũi khâu đan của chị cho tấm thảm thơ, cho tấm thảm tình yêu… ngày càng đẹp lên.

Cái tựa sách Khâu tình của Phạm Phương Lan quả khiến cho người đọc có một chút tò mò.

Tình của nàng ra sao nhỉ, nó “rách” thế nào, và cái sự khâu tình là lạ, nghe cũng có vẻ đa đoan rồi. Nàng khâu được không đây? Bởi, tình yêu không phải lúc nào cũng cơm ngon canh ngọt như người ta mơ ước, nhất là với những người đẹp, lại có cá tính mạnh mẽ?

60 bài thơ trong Khâu tình, chủ yếu là thơ tình; một đôi bài viết về mẹ, tình mẹ; một vài bài viết về mùa, mùa thu, vận khí của trời đất trong “thời tiết yêu”, nhiều mơ ước… Và ở đây, Phương Lan sử dụng khá nhiều thơ ngũ ngôn truyền thống, theo lối “thung thăng” kể dẫn và vần điệu, giàu nữ tính, nhiều cảnh ngộ, tình huống, buồn vui giằng xé trong những đợi chờ, nhớ nhung, thất vọng và hy vọng như là thuộc tính của người phụ nữ đa đoan, yêu thương diết dóng.

Nhưng thực ra, tình yêu ở Khâu tình không đến mức chao chát, “ngầu” và “phơi tông” như tôi tưởng ban đầu mà nó “da diết lành”, nữ tính và hồn hậu hơn; như Em & ngày không anh chẳng hạn: “Ngày không anh và gió/ Nắng hờn đôi môi xinh/ Tóc loà xoà sợi nhỏ/ Vương mắt nào long lanh”. Hờn một chút xíu thôi, với thi ảnh đẹp “Nắng hờn đôi môi xinh” và sau đó tự bộc bạch nỗi niềm tâm sự của mình trong bẫng lẫng trống vắng, dễ thương làm sao: “Em tâm hồn cỏ dại/ Em gót chân phố đông/ Lạc loài như cơn gió/ Giữa ngày hè không anh/ Lạc loài như cỏ dại/ Giữa phồn hoa thị thành”.

Thế mà anh không đến, thế là em lạc loài, dù đã “Hây hẩy tóc em thơm mùi tắm gội/ Nức những ái ân” (Thơm mùi tắm gội). Lại đây, một ngày không anh nữa nhưng là “Ngày mai không anh”, nghĩa là cái chưa đến, cái giả định của tình yêu, Phạm Phương Lan đã biểu lộ cảm xúc và trạng huống hiện tại của tương lai. Lúc ấy nàng thơ đang: “Khát cháy ruột gan/ Bờ môi khô vắng nụ cười vang/ Vắng nụ hôn nồng hương say cuồng dại/ Mái tóc mây sóng xoài thẫn thờ khờ dại”. Trong cảm giác cô đơn, trống rỗng vắng tình: “Em đi về phía ấy hương say/ Khật khưỡng ngày không anh/ Không tình yêu/ Không mây chiều/ Không lời hẹn hò, lả lơi luyến ái/ Không một sợi buồn vắt ngang cơn mưa rồ dại/ Chỉ có áng chiều rơi trên hai vai”. Đi mãi, đi mãi trong cái chiều tương lai lạ lùng, khát vọng và cô hoang ấy, đến nỗi: “Chiều nay/ Bờ môi vỡ rạn/ Hạn hán nỗi buồn, trống rỗng mi cay”.

Đến cả nỗi buồn cũng hạn hán, nhưng không khô héo đến tuyệt vọng, bởi có niềm tin tự tại và tiếp tục hy vọng: “Máu chảy mềm tim/ Em ở trong mình/ Ngực tràn hơi ấm/ Như lá hoa đón chờ làn sương ẩm”. Cái làn sương ẩm của tâm hồn, của tính nữ làm dịu đi “hạn hán nỗi buồn”! Chính vì có niềm tin yêu trong tình yêu, rộng lớn hơn là tin yêu vào tình người, mặc dù tình người trong xã hội đương đại cũng đang bị thách thức bởi sự vô cảm, bởi cái ác… làm băng hoại đạo đức xã hội ghê gớm; nhưng người thơ tự “trấn an” mình, tự ru cái sự lận đận, có màu sắc đa đoan, nhiều nếm trải của mình: “Ru tình nào sợi mây/ Ru đời làn môi ấm/ Ru ta thôi lận đận/ Vùi vào giấc mơ ngày./…/ Mi thèm giấc ngủ say/ Tóc thèm hương yên ấm/ Ta thèm mùa sâu đậm/ Giọt yêu thương vơi đầy” (Giọt yêu thương vơi đầy).

Cả đây nữa, dù có nếm trải cay đắng thế nào thì xác tín của lời ru, tức sự tĩnh tại và niềm tin vào cái tình, cái đẹp… thêm một lần được Phạm Phương Lan khẳng định rõ ràng hơn, mạnh mẽ hơn, mà vẫn “ngào ngạt” hương vị cuộc đời: “Ru tình nhé một đời ngào ngạt/ Ru mình nhé dẫu lòng tan tác” (Trầm tích không lời). Thơ tình Phạm Phương Lan nhiều ru, nhiều say, nhiều mùa bảng lảng, nhiều thảng thốt của trái tim dịu dàng, ẩn giấu “trầm tích” nữ hơn là sự “dấn thân” bạo liệt. Nói thế, không phải Phạm Phương Lan thiếu mạnh mẽ, thiếu nhiệt năng bùng cháy của tình yêu, và đây là một hiển lộ như vậy: “Em muốn là con sóng/ Vùi giấc ngủ mệt nhoài/ Sau đêm tình bỏng cháy/ Ai cứ cười mặc ai” (Tình ơi tha thiết).

Ai cũng biết làm cả một tập thơ tình là rất khó, nếu không tinh, dễ bị lặp trạng huống, mô típ. Khâu tình là một nỗ lực của Phạm Phương Lan, hy vọng những mũi khâu đan của chị cho tấm thảm thơ, cho tấm thảm tình yêu… ngày càng đẹp lên.

TQQ
(Lời tựa tập thơ Khâu tình)

Bài viết liên quan

Xem thêm
Chất chứa bi hùng vương triều tiền Lý
Nhà văn Phùng Văn Khai quả là quá táo gan và thừa dũng cảm khi bước chân vào một vùng đất trống. Ấy là khi anh quyết định tái hiện các cuộc chống ngoại xâm trong thời kỳ Bắc thuộc bằng văn học. Gánh lấy sứ mệnh vô cùng khó khăn ấy, anh tự xem mình là nhà thám hiểm lịch sử hay một đấng phiêu lưu văn học? Không ai trả lời được câu hỏi ấy, ngoài anh.
Xem thêm
Phật giáo hộ quốc dưới góc nhìn tiểu thuyết vương triều Tiền Lý
Sớm mai, sương bạc vương trên cánh sen tĩnh mặc, hồ nước phẳng lặng phản chiếu bầu trời vô tận. Tiếng chuông chùa ngân dài trong làn gió sớm, tan vào không gian như những vòng sóng lan tỏa, vọng về từ ngàn xưa lời kinh Bát Nhã
Xem thêm
“Thu thức giấc” của Trịnh Bích Ngân - Mùa của những rung động
Bài đăng Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, số tháng 4/2025
Xem thêm
Bây giờ tôi chỉ muốn nói: Cảm ơn!
Bài của nhà văn Tuấn Trần.
Xem thêm
Các cuộc chiến trong lòng chiến tranh...
HOÀNG HÔN DÁT ĐỎ là cuốn tiểu thuyết của Nhà văn Tố Hoài do Nhà xuất bản Lao động ấn hành năm 2016.
Xem thêm
Đặng Nguyệt Anh - Một hồn thơ không tĩnh vật
Bài của PGS.TS Hồ Thế Hà đăng tạp chí Sông Hương
Xem thêm
Mai Quỳnh Nam và một phía
Bài viết của nhà thơ Đặng Huy Giang về thơ Mai Quỳnh Nam
Xem thêm
Một đêm trăng không dễ có ở trên đời!
Bài viết của nhà văn Tuấn Trần.
Xem thêm
Một vọng âm quá khứ hào hùng nhưng lắm đau thương
Đọc “Hòa âm đêm”, Nxb Hội Nhà văn, 2024 của Trương Tuyết Mai
Xem thêm
Khám phá vương triều Tiền Lý qua tiểu thuyết lịch sử
Thượng tá, nhà văn Phùng Văn Khai là người khá đa di năng. Từ lúc bước vào văn nghiệp, anh viết kí, truyện ngắn, làm thơ, cày báo… đều đặn, thuộc dạng “nhạc nào cũng nhảy được” và nhảy khá hay.
Xem thêm
Triệu hạt tâm hồn rót đầy biển tình yêu
Võ Thị Như Mai đọc PHẢI CHI MÂY TRẮNG KHÔNG NGANG NGÕ, Nguyễn Đức Quận, NXB Hội nhà văn, 2024.
Xem thêm
Tiểu luận Võ Quốc Việt: Vài cảm nhận về Cuộc thi Thơ 1-2-3
Cuộc thi Thơ 1-2-3 (The 1-2-3 Poetry Style/ Phannist Poetry) năm 2024 – 2025 đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo các tác giả trong lẫn ngoài nước và đã công bố kết quả. Nhà lý luận phê bình, nhà thơ Võ Quốc Việt – Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam thay mặt Ban Chung khảo đã có bài tiểu luận công phu, sâu sắc mang tính tổng kết về cuộc thi. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Xem thêm
Đọc tập thơ Dọc đường máu của Vương Cường
Nguyên Hùng giới thiệu tập thơ mới của Tiến sĩ nhà thơ Vương Cường
Xem thêm
Vũ điệu tái sinh trong từng cơn đau
Bái viết về tập thơ “Nghiêng về phía nỗi đau” tập thơ của Trịnh Bích Ngân (NXB Hội Nhà văn, quý II, 2024)
Xem thêm
“Ai cũng có ngày xưa” của nhà thơ Trần Duy Hiển
Gió vẫn thổi suốt chiều dài trận mạc/ Người nhẹ nhàng nằm lại lúc vượt sông
Xem thêm
“Theo chồng về quê” của Mai Khoa – một bài thơ hay
Bởi yêu chồng từ lúc mới bén duyên/ Như tình biển yêu thuyền thương nhớ
Xem thêm