TIN TỨC
  • Lý luận - Phê bình
  • So sánh bài thơ Cây đánh đu của Lê Thánh Tông và bài thơ Đánh đu của Hồ Xuân Hương

So sánh bài thơ Cây đánh đu của Lê Thánh Tông và bài thơ Đánh đu của Hồ Xuân Hương

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2024-08-23 16:00:01
mail facebook google pos stwis
622 lượt xem

                               Vũ Nho

Trong số những bài thơ của Hồ Xuân Hương (HXH) do hai ông Lê Quý và Nguyễn Văn Đại được Antony Landes thuê về tận nhà của Trưởng tràng Tử Minh, học trò cụ Hồ Phi Diễn sưu tầm, có một số bài nghi là hai ông đã chép lại của Lê Thánh Tông, sửa đổi một số chữ nhằm lấy…thưởng! (Vì càng nhiều bài sưu tầm được thì tiền trả càng hậu). TS. Phạm Trọng Chánh từng viết rằng : “Tập thơ này nhiều bài lẫn lộn với thơ vua Lê Thánh Tôn, tôi cho rằng đó là những bài thơ Hồ Xuân Hương yêu thích, là mẫu mực thi ca của bậc thầy, cần thiết trả lại các bài thơ Chợ Trời, Đánh Đu, đền Khán Xuân.. cho ông Vua Thơ Nôm Lê Thánh Tôn”. ( nguồn : https://vietbao.com/a310365/ho-xuan-huong-chan-dung-va-tac-pham.).

Đây là bài thơ của vua Lê Thánh Tông:

CÂY ĐÁNH ĐU

Bốn cột lang, nha cắm để chồng,

 Ả thì đánh cái, ả còn ngong.

Tế hậu thổ, khom khom cật,

Vái hoàng thiên, ngửa ngửa lòng.

Tám bức quần hồng bay phới phới,

Hai hàng chân ngọc đứng song song.

Chơi xuân hết tấc xuân dường ấy,

Nhổ cột đem về để lỗ không.

(nguồn: thivien.net)

Lang, nha được chú thích -  Lang: Cây cau. Nha: Cây dừa, những thứ cây cứng dùng làm cột cây đu.

Còn bài Đánh đu được xem là của Hồ Xuân Hương

ĐÁNH ĐU

Tám cột khen ai khéo khéo trồng

Người thì lên đánh kẻ ngồi trông

Giai du gối hạc khom khom cật

Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng

Bốn mảnh quần hồng bay phấp phới

Hai hàng chân ngọc duỗi song song

Chơi xuân đã biết xuân chăng tá?

Cọc nhổ đi rồi, lỗ bỏ không

 

Mầy điều nhận xét

Một đằng là thơ của thi sĩ nhà vua từ thế kỉ 15, một đằng là thơ được cho là của Hồ Xuân Hương (HXH), thế kỉ 18. Có khác biệt ở nhan đề: Cây đánh đu – Đánh đu. Khác biệt là nhà vua nói vật liệu dựng đu gồm cau và dừa. Nhà vua tả các cô gái chơi đu: Ả thì đánh cái, ả còn ngong (1). HXH  không nói vật liệu, lại tả đu đôi, một nam một nữ. Nhà vua miêu tả động tác của người nhún đu mô phỏng lễ nghi: tế hậu thổ khom khom cật, vái hoàng thiên ngửa ngửa lòng. HXH tả giới tính của người  chơi đu: Giai du gối hạc khom khom cật/ Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng. Nhà vua  tả: Tám bức quần hồng (2) bay phới phới/Hai hàng chân ngọc đứng song song. Hai cô gái nên tám bức quần hồng. HXH tả: Bốn mảnh quần hồng bay phấp phới/ Hai hàng chân ngọc duỗi song song. Vì tả 1 cô nên giảm số quần hồng xuống còn một nửa (Tám/ Bốn). Nhà vua viết “đứng”, HXH thay bằng “duỗi”.

Câu thơ kết, nhà vua nhận xét:

Chơi xuân hết tấc xuân dường ấy,
 Nhổ cột đem về để lỗ không.

HXH thì nêu câu hỏi:

Chơi xuân đã biết xuân chăng tá?

 Cọc nhổ đi rồi, lỗ bỏ không

Đáng chú ý là cột dựng đu, nhà vua hai lần nhắc “cột”, HXH đầu bài viết “cột”, cuối bài lại viết là “cọc”!

Có thể nhận xét tổng quan rằng bài “Đánh đu” rõ ràng dựa trên bài “Cây đánh đu” có làm khác biệt đi một số điều. Việc làm sai khác này rõ nhất là tả một NAM, một NỮ chơi đu. Lại còn tả cụ thể:

Giai du gối hạc khom khom cật

Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng

Rồi thay cho “chân đứng” bằng “chân duỗi”, thay “cột” bằng “cọc”!

Những sự thay đổi này nhằm gợi chuyện “đánh đu” với  “chuyện ấy”! Đây không phải là HXH chép lại thơ của vua Lê Thánh Tông như là “mẫu mực thi ca” như TS Phạm Trọng Chánh nhận định. HXH đã nhuận sắc bài “Cây đánh đu” thành bài “Đánh đu”. Và xu hướng gợi “chuyện ấy” rõ ràng, nổi trội hẳn lên so với bài của nhà vua. Bài “Đánh đu” là một bài thơ khác hẳn bài “Cây đánh đu”!

Trong cuốn khảo cứu của mình, tôi xếp bài “Đánh đu” vào mục tồn nghi (Vũ Nho – Hồ Xuân Hương đời và thơ trên những tư liệu mới, nxb Hội Nhà Văn, 2022, trang 175-176). Nay so sánh 2 bài, có thể nghĩ rằng HXH đã nhuận sắc bài thơ kia thành một văn bản mới, đậm chất HXH.  Nếu bài “Cây đánh đu” của vua Lê Thánh Tông chỉ nói về việc đánh đu của chị em phụ nữ, thì rõ ràng bài “Đánh đu” của HXH không chỉ nói chuyện đánh đu, mà con gợi chuyện dục tình. Nó đúng với thơ HXH mà GS. John Balabal (Mĩ), người đã dịch thơ HXH ra tiếng Anh và xuất bản hơn 20.000 bản ở Mĩ đã nhận xét: “…Sự thực gây kinh ngạc nhất chính là: một phần lớn các bài thơ của bà – mà mỗi bài là một kiệt tác viết theo thể thơ đường luật - đều chứa đựng hai nghĩa song trùng. Mỗi bài ẩn giấu trong chính nó một bài thơ khác với ý nghĩa dục tình”. (Kỉ yếu Hội thảo khoa học quốc tế, tập 1, Nhà xuất bản Nghệ An, 2022, tr. 123).

Có thể coi đây là bài riêng của HXH mà hai ông Lê Quý và Nguyễn Văn Đại đã về tận làng Nghi Tàm, gặp con của Trưởng tràng Tử Minh để ghi chép lại.

Xin các vị cao minh chỉ giáo cho!

                                     Hà Nội, 4 tháng 5 năm 2024

V.N

-------

  1. Có thể coi việc chơi đu là môn thể thao  chủ yếu dành cho chị em phụ nữ. Bài thơ của vua Lê Thánh Tông  tả các chị em chơi đu. Sau này Nguyễn Khuyến cũng viết:

Cậy sức cây đu nhiều chị nhún

Tham tiền cột mỡ lắm anh leo

( Hội Tây)

  1.  Quần hồng - Hồng quần : chỉ chị em phụ nữ. Quần màu hồng, con gái nhà quyền quý thời cổ Trung Hoa thường mặc. Chỉ  phụ nữ nói chung. Đoạn trường tân thanh có câu: “Phong lưu rất mực hồng quần”.

        

Bài viết liên quan

Xem thêm
Chất chứa bi hùng vương triều tiền Lý
Nhà văn Phùng Văn Khai quả là quá táo gan và thừa dũng cảm khi bước chân vào một vùng đất trống. Ấy là khi anh quyết định tái hiện các cuộc chống ngoại xâm trong thời kỳ Bắc thuộc bằng văn học. Gánh lấy sứ mệnh vô cùng khó khăn ấy, anh tự xem mình là nhà thám hiểm lịch sử hay một đấng phiêu lưu văn học? Không ai trả lời được câu hỏi ấy, ngoài anh.
Xem thêm
Phật giáo hộ quốc dưới góc nhìn tiểu thuyết vương triều Tiền Lý
Sớm mai, sương bạc vương trên cánh sen tĩnh mặc, hồ nước phẳng lặng phản chiếu bầu trời vô tận. Tiếng chuông chùa ngân dài trong làn gió sớm, tan vào không gian như những vòng sóng lan tỏa, vọng về từ ngàn xưa lời kinh Bát Nhã
Xem thêm
“Thu thức giấc” của Trịnh Bích Ngân - Mùa của những rung động
Bài đăng Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, số tháng 4/2025
Xem thêm
Bây giờ tôi chỉ muốn nói: Cảm ơn!
Bài của nhà văn Tuấn Trần.
Xem thêm
Các cuộc chiến trong lòng chiến tranh...
HOÀNG HÔN DÁT ĐỎ là cuốn tiểu thuyết của Nhà văn Tố Hoài do Nhà xuất bản Lao động ấn hành năm 2016.
Xem thêm
Đặng Nguyệt Anh - Một hồn thơ không tĩnh vật
Bài của PGS.TS Hồ Thế Hà đăng tạp chí Sông Hương
Xem thêm
Mai Quỳnh Nam và một phía
Bài viết của nhà thơ Đặng Huy Giang về thơ Mai Quỳnh Nam
Xem thêm
Một đêm trăng không dễ có ở trên đời!
Bài viết của nhà văn Tuấn Trần.
Xem thêm
Một vọng âm quá khứ hào hùng nhưng lắm đau thương
Đọc “Hòa âm đêm”, Nxb Hội Nhà văn, 2024 của Trương Tuyết Mai
Xem thêm
Khám phá vương triều Tiền Lý qua tiểu thuyết lịch sử
Thượng tá, nhà văn Phùng Văn Khai là người khá đa di năng. Từ lúc bước vào văn nghiệp, anh viết kí, truyện ngắn, làm thơ, cày báo… đều đặn, thuộc dạng “nhạc nào cũng nhảy được” và nhảy khá hay.
Xem thêm
Triệu hạt tâm hồn rót đầy biển tình yêu
Võ Thị Như Mai đọc PHẢI CHI MÂY TRẮNG KHÔNG NGANG NGÕ, Nguyễn Đức Quận, NXB Hội nhà văn, 2024.
Xem thêm
Tiểu luận Võ Quốc Việt: Vài cảm nhận về Cuộc thi Thơ 1-2-3
Cuộc thi Thơ 1-2-3 (The 1-2-3 Poetry Style/ Phannist Poetry) năm 2024 – 2025 đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo các tác giả trong lẫn ngoài nước và đã công bố kết quả. Nhà lý luận phê bình, nhà thơ Võ Quốc Việt – Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam thay mặt Ban Chung khảo đã có bài tiểu luận công phu, sâu sắc mang tính tổng kết về cuộc thi. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Xem thêm
Đọc tập thơ Dọc đường máu của Vương Cường
Nguyên Hùng giới thiệu tập thơ mới của Tiến sĩ nhà thơ Vương Cường
Xem thêm
Vũ điệu tái sinh trong từng cơn đau
Bái viết về tập thơ “Nghiêng về phía nỗi đau” tập thơ của Trịnh Bích Ngân (NXB Hội Nhà văn, quý II, 2024)
Xem thêm
“Ai cũng có ngày xưa” của nhà thơ Trần Duy Hiển
Gió vẫn thổi suốt chiều dài trận mạc/ Người nhẹ nhàng nằm lại lúc vượt sông
Xem thêm
“Theo chồng về quê” của Mai Khoa – một bài thơ hay
Bởi yêu chồng từ lúc mới bén duyên/ Như tình biển yêu thuyền thương nhớ
Xem thêm