TIN TỨC

Đi tìm đôi mắt theo suốt đời người

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2024-10-17 15:24:11
mail facebook google pos stwis
493 lượt xem

BÙI PHAN THẢO

(Đọc tập thơ “Mắt nhớ” của Nguyễn Văn Minh)

Thơ Nguyễn Văn Minh góp mặt trên thi đàn gần 10 năm qua, ngoài những tập in chung, anh đã in riêng 3 tập: “Hoa dã quỳ” (2017), “Hoa cải vàng lạc dấu” (2000) và “Mắt nhớ” (2024) – cùng NXB Hội Nhà văn. Với tập thơ mới nhất, “Mắt nhớ”, cho thấy Nguyễn Văn Minh đã định hình phong cách thơ trữ tình và có ý thức trau chuốt, dụng công, làm đẹp hơn, hay hơn cho tác phẩm.

Thơ Nguyễn Văn Minh càng chín dần lại càng rõ thêm cái duyên ngầm. Như con người anh ngoài đời, hay cười tủm tỉm, nói chuyện nhẹ nhàng, cái duyên vận vào thơ. Nhiều người đi chợ nổi Cái Răng (TP Cần Thơ), làm thơ về đề tài này rất nhiều, song Nguyễn Văn Minh có cách nói khác, từ bỏ lửng nửa chừng buổi đầu làm quen: “lời mời em thả sóng say/ tôi miền xa đến ngất ngây, để rồi…”, đến nghĩ ngợi xa hơn, gặp nhau như sự tình cờ, biết khi nào còn gặp lại nhau: “biết là cá nước chim trời/ mênh mang con nước vợi vời về đâu” rồi thốt lên: “thương em nênh nổi bể dâu/ để anh mua hết dãi dầu được không?” (Ai đi chợ nổi Cái Răng?)

Đây rõ ràng không phải là một câu nói chơi, đãi bôi cửa miệng mà là tiếng lòng thành thật. Thương em vất vả nổi trôi sông nước, muốn mua cho em những dãi dầu bằng sự cảm thông và trái tim đa cảm của nhà thơ, qua cách nói chuyện dễ nghe, có cái duyên thấp thoáng nụ cười.

Cái duyên đó cũng thường được cha ông nhiều đời thể hiện, đôi khi nói phóng lên, ngoa dụ một chút: “ô kìa, cá xanh cá đỏ/ không em chúng cứ hững hờ” (Nha Trang miền nhớ), song người đọc lại không thấy xảo ngôn để khó chịu, mà chấp nhận bởi tin vào tình cảm của thi sĩ dành cho người đẹp lâu rồi chưa ghé lại Nha Trang. Cũng lối diễn đạt ấy, người đọc cảm thông với chàng trai vừa khéo ăn nói kiểu “trai quê”, vừa bộc trực dân dã ruộng vườn khi ghé thăm làng bưởi Biên Hòa:

“Ngẩn ngơ theo bước chân son/ nửa ngày chưa tỏ trái non hay hường”

Nửa ngày trong vườn mà không rành rẽ về cây trái, bởi cứ miệt mài theo bóng hồng: “đan mê dệt mộng lời yêu/ mải vui quên cả nắng chiều nhạt phai”. Đến phút chia tay, vần thơ nháp vội. Câu chuyện lãng mạn, cách nói của những người thế hệ đã đầu hai thứ tóc, song cũng có thể tái hiện giữa vườn bưởi của thời công nghệ 4.0 nếu trái tim còn đập vì một mùi hương bưởi trên tóc, vì một lời nói, ánh nhìn với những người trẻ tuổi hôm nay.

Những đôi mắt đi qua cuộc đời được nhà thơ mang theo, tìm kiếm. Từ “mắt hồ thu sóng nghiêng ngả anh rồi”, “hương sữa nồng nàn em mắt biếc và mơ”, “đá cũng buồn mắt ướt đẫm hồn thơ”… đến bất chợt mắt ai trên bến Ninh Kiều, “mắt hớp hồn phiêu chẳng muốn về” của em gái cao nguyên…, thơ Nguyễn Văn Minh cứ nói một cách thiệt thà mà dễ làm xao lòng những giai nhân thấp thoáng. Cũng những đôi mắt của những người con gái khắp mọi miền đất nước rọi lòng thi nhân, vương vấn chân đi. Bắt đầu từ lời trách khéo:

Nếu em không liếc nhìn ngang/ thì sao em biết anh rằng ngắm em/… dùng dằng nửa ở nửa đi/ trong đôi mắt ấy nói gì thế em” (Nếu em)

Bên bờ sông La, mùa hoa sim nở, màu hoa ấy khiến đôi mắt vào thơ đẹp dịu dàng: “bởi đôi mắt ấy cứ đăm đắm chiều

Những người con gái sang ngang, để lại nỗi buồn cho thơ riêng giữ, để những đôi mắt đi vào nỗi nhớ mang theo suốt đời người:

Thu đi lá vàng mắt nhớ/ trút buồn ngập cả hồn thơ/ tháng mười nhà bên chạm ngõ/ thương cho cây bàng lá đỏ/ bấc về, đông đến chơ vơ” (Mắt nhớ)

Trong những giờ phút cô đơn trên đường đời, thi nhân nhớ người con gái cũng tha hương, ai cũng xa quê và xa nhau, những vết tìm nhau bên bờ đại dương cũng bị sóng xô, trôi mất: “trách mình phận con còng gió/ khạo khờ vê sóng trùng dương” (Phận con còng gió)

Chân lãng du về lại quê nhà, sông vẫn bên bồi bên lở, gió đổi mùa tái tê, nhớ một người đi mãi không về:

Bến yêu ơi, hoa cải đã về trời/ bông gạo đỏ rưng rức miền nhung nhớ/ bến sông xưa một chấm con đò nhỏ/ cắm con sào chờ mãi một người xa” (Bến đợi)

Cùng với những đôi mắt, thơ Nguyễn Văn Minh cũng nói nhiều về mùa xuân. Trong mùa xuân mới, nhớ về người lính ở Trường Sa, đang canh giữ biển trời “biển cồn cào sóng nhớ/ bâng khuâng chiều xuân mơ”. Đi giữa đường hoa Nguyễn Huệ (TP Hồ Chí Minh) những ngày Tết, thi nhân như trẻ lại bên người bạn đường má đỏ bồ quân, cùng ước ao trở lại tuổi thanh xuân.

Rộn ràng đó để rồi lại bâng khuâng. Nhớ lại những ngày xa, đi hội Lim xứ Kinh Bắc:

Hội Lim cho má em hường/ lúng liêng môi thắm hoa nhường anh mơ/ hội tan tìm cái ngẩn ngơ/ đợi em quán dốc câu thơ lạc vần” (Du xuân)

Không biết dưới gốc đa năm ấy, lời hát lý cây đa còn vọng, để nhớ cái nón ba tầm, cái áo năm tà, để câu thơ da diết, ngẩn ngơ buồn. Tháng ba, hoa xoan vẫn tím mà xuân vội rời đi: “mong mãi đợi ngày xuân chín/ để giờ ngơ ngác mình tôi/… người xưa vẫn đợi em về” (Vội vàng xuân)

Với thi phẩm này, Nguyễn Văn Minh để lại khá nhiều dấu ấn đáng chú ý. Anh có những nỗ lực sáng tạo, đem lại sự mới mẻ trong cách nhìn sự vật. Giữa mùa thu cao nguyên, anh viết:

Nhớ thu nhạt nắng Buôn Mê/ nhớ mưa trắng phố, cà phê lửng chiều/ thu về ngan ngát mùa yêu/ bâng khuâng rối cả nắng chiều Buôn Mê” (Thu Buôn Mê)

Cũng là giếng quê, trong màn đêm dần buông: “em tôi yếm thắm nồng nàn/ vớt trăng vào hạ mơ màng giếng quê”.

Rồi tháng ba này, lại nhớ tháng ba xa xưa nào đó: “Tháng ba mưa đổ trắng trời/ hạt thương hạt nhớ hạt rơi xót lòng/ nơi xa người có nhớ không/ em về mót chút tình nồng đã xưa” (Em về tìm tháng ba xưa)

Rối cả nắng chiều, vớt trăng vào hạ, hạt rơi xót lòng, mót chút tình nồng… là những ngôn từ khá đẹp, phủ lên, làm dịu nỗi buồn.

Cảm xúc chủ đạo của “Mắt nhớ” là tình yêu đất nước, quê hương, tình thơ, tình người. Xa quê nhiều năm, sống ở cao nguyên rồi chuyển về TP Hồ Chí Minh, đi nhiều nơi trên đất nước, thơ Nguyễn Văn Minh vẫn hồn hậu, khép lại tập thơ vẫn để lại rung động nhẹ nhàng cho người đọc. Đó đã là thành công của người viết, chúc mừng nhà thơ Nguyễn Văn Minh.

B.P.T

Nguồn: Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Chất chứa bi hùng vương triều tiền Lý
Nhà văn Phùng Văn Khai quả là quá táo gan và thừa dũng cảm khi bước chân vào một vùng đất trống. Ấy là khi anh quyết định tái hiện các cuộc chống ngoại xâm trong thời kỳ Bắc thuộc bằng văn học. Gánh lấy sứ mệnh vô cùng khó khăn ấy, anh tự xem mình là nhà thám hiểm lịch sử hay một đấng phiêu lưu văn học? Không ai trả lời được câu hỏi ấy, ngoài anh.
Xem thêm
Phật giáo hộ quốc dưới góc nhìn tiểu thuyết vương triều Tiền Lý
Sớm mai, sương bạc vương trên cánh sen tĩnh mặc, hồ nước phẳng lặng phản chiếu bầu trời vô tận. Tiếng chuông chùa ngân dài trong làn gió sớm, tan vào không gian như những vòng sóng lan tỏa, vọng về từ ngàn xưa lời kinh Bát Nhã
Xem thêm
“Thu thức giấc” của Trịnh Bích Ngân - Mùa của những rung động
Bài đăng Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, số tháng 4/2025
Xem thêm
Bây giờ tôi chỉ muốn nói: Cảm ơn!
Bài của nhà văn Tuấn Trần.
Xem thêm
Các cuộc chiến trong lòng chiến tranh...
HOÀNG HÔN DÁT ĐỎ là cuốn tiểu thuyết của Nhà văn Tố Hoài do Nhà xuất bản Lao động ấn hành năm 2016.
Xem thêm
Đặng Nguyệt Anh - Một hồn thơ không tĩnh vật
Bài của PGS.TS Hồ Thế Hà đăng tạp chí Sông Hương
Xem thêm
Mai Quỳnh Nam và một phía
Bài viết của nhà thơ Đặng Huy Giang về thơ Mai Quỳnh Nam
Xem thêm
Một đêm trăng không dễ có ở trên đời!
Bài viết của nhà văn Tuấn Trần.
Xem thêm
Một vọng âm quá khứ hào hùng nhưng lắm đau thương
Đọc “Hòa âm đêm”, Nxb Hội Nhà văn, 2024 của Trương Tuyết Mai
Xem thêm
Khám phá vương triều Tiền Lý qua tiểu thuyết lịch sử
Thượng tá, nhà văn Phùng Văn Khai là người khá đa di năng. Từ lúc bước vào văn nghiệp, anh viết kí, truyện ngắn, làm thơ, cày báo… đều đặn, thuộc dạng “nhạc nào cũng nhảy được” và nhảy khá hay.
Xem thêm
Triệu hạt tâm hồn rót đầy biển tình yêu
Võ Thị Như Mai đọc PHẢI CHI MÂY TRẮNG KHÔNG NGANG NGÕ, Nguyễn Đức Quận, NXB Hội nhà văn, 2024.
Xem thêm
Tiểu luận Võ Quốc Việt: Vài cảm nhận về Cuộc thi Thơ 1-2-3
Cuộc thi Thơ 1-2-3 (The 1-2-3 Poetry Style/ Phannist Poetry) năm 2024 – 2025 đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo các tác giả trong lẫn ngoài nước và đã công bố kết quả. Nhà lý luận phê bình, nhà thơ Võ Quốc Việt – Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam thay mặt Ban Chung khảo đã có bài tiểu luận công phu, sâu sắc mang tính tổng kết về cuộc thi. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Xem thêm
Đọc tập thơ Dọc đường máu của Vương Cường
Nguyên Hùng giới thiệu tập thơ mới của Tiến sĩ nhà thơ Vương Cường
Xem thêm
Vũ điệu tái sinh trong từng cơn đau
Bái viết về tập thơ “Nghiêng về phía nỗi đau” tập thơ của Trịnh Bích Ngân (NXB Hội Nhà văn, quý II, 2024)
Xem thêm
“Ai cũng có ngày xưa” của nhà thơ Trần Duy Hiển
Gió vẫn thổi suốt chiều dài trận mạc/ Người nhẹ nhàng nằm lại lúc vượt sông
Xem thêm
“Theo chồng về quê” của Mai Khoa – một bài thơ hay
Bởi yêu chồng từ lúc mới bén duyên/ Như tình biển yêu thuyền thương nhớ
Xem thêm