TIN TỨC

Khám phá vương triều Tiền Lý qua tiểu thuyết lịch sử

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2025-03-05 22:28:00
mail facebook google pos stwis
152 lượt xem

Thượng tá, nhà văn Phùng Văn Khai là người khá đa di năng. Từ lúc bước vào văn nghiệp, anh viết kí, truyện ngắn, làm thơ, cày báo… đều đặn, thuộc dạng “nhạc nào cũng nhảy được” và nhảy khá hay.

Nhà văn Phùng Văn Khai trong buổi gặp mặt đầu xuân và thông qua một số dự án sách

Tuy nhiên, thể loại làm nên bản sắc, định vị chỗ đứng của Phùng Văn Khai trong dòng chảy văn học đương đại nước nhà là tiểu thuyết, cụ thể là tiểu thuyết lịch sử. Tiểu thuyết Ngô Vương của anh đã đoạt giải thưởng Hội Nhà văn giai đoạn 2016 – 2019. Trong những ngày cuối năm 2024, anh đã cho tái bản “seri” tiểu thuyết viết về vương triều tiền Lý gồm Nam Đế Vạn Xuân – Triệu Vương phục quốc – Lý Đào Lang Vương – Lý Phật Tử định quốc.

Cả bốn tiểu thuyết đều được viết theo dạng tiểu thuyết chương hồi. Ẩn chứa trong hình hài cổ xưa nhất của tiểu thuyết ấy là một tư duy mới mẻ và những dự định lớn lao của tác giả. Với bốn tiểu thuyết tái bản lần này, có thể thấy Phùng Văn Khai đang nỗ lực phục dựng lại cả một giai đoạn quan trọng, rực rỡ của lịch sử nước nhà, nhưng vì nhiều lí do khác nhau hiện nay vẫn chưa nhận được sự quan tâm của nhiều nhà văn, vẫn là “khoảng trống” trong văn chương nói chung, địa hạt tiểu thuyết lịch sử nói riêng. Đó không chỉ đơn thuần là tái hiện lại những bước thăng trầm của một cá nhân anh hùng hay một triều đại mà cao còn là quá trình phục dựng lại cả một nền văn minh – văn hóa rực rỡ của dân tộc trong suốt quá trình dựng nước – và giữ nước cả ngàn năm trên tất cả các phương diện: nông nghiệp, tâm linh, quân sự, chính trị, ẩm thực, trang phục, dân gian, cung đình…. Hành trình phục dựng này một mặt tất nhiên phản ánh niềm tự hào dân tộc, tinh thần ngợi ca tinh thần yêu nước – dựng nước – giữ nước hào hùng của các bậc tiền nhân, mặt khác – theo tôi cũng là tư tưởng chính xuyên suốt các tiểu thuyết lịch sử của anh, đó là truyền đi thông điệp về bản sắc độc đáo, sự sức sống mãnh liệt và sự bình đẳng của văn hóa Việt, dân tộc Việt đối với các nền văn hóa, các quốc gia láng giềng lớn trong khu vực.

Viết về một thời kì mà chính sử lưu giữ không nhiều, chính những khó khăn trong việc tìm kiếm tư liệu lại là thuận lợi không ngờ tới đối với người cầm bút. Những “khoảng trắng” chính sử không đề cập là mảnh đất màu mỡ để nhà văn phát huy trí tưởng tượng, bồi đắp cho đứa con tinh thần những giá trị lịch sử, giá trị nhân văn, những tình tiết, chi tiết độc đáo mà không chịu sự “ràng buộc” bởi những quan niệm chính thống, không phải kiêng kị, không sợ “phạm húy” khi viết. Xét trên phương diện này, Phùng Văn Khai đã làm tốt. Anh phát huy tối đa trí tưởng tượng, khả năng hư cấu trên cơ sở của dã sử để từ đó tạo cho các nhân vật lịch sử của mình một sức hấp dẫn riêng. Các nhân vật trung tâm của bốn cuốn tiểu thuyết là Lý Nam Đế, Triệu Quang Phục, Lý Thiên Bảo, Lý Phật Tử cùng các nhân vật lịch sử khác đều hiện lên một cách “quen thuộc và mới mẻ” trong sự hình dung của bạn đọc nhiều thế hệ. Về phương diện bút pháp, sự kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa huyền ảo, lãng mạn, hiện thực đã tạo nên những trang viết vừa giàu chất thơ, vừa ngồn ngột chất đời sống, lại đậm chất thần thoại, truyền kỳ trong bốn cuốn tiểu thuyết có sức níu giữ đôi mắt bạn đọc trên khổ sách dày cộp.

Những điểm trên đem lại cho các tác phẩm của Phùng Văn Khai một sự vạm vỡ, bề thế cần phải có ở thể loại tiểu thuyết lịch sử. Nó cũng phản ánh bút lực sung mãn, dồi dào của Phùng Văn Khai ở một đề tài khó, nhiều gai góc mà chỉ có những người cầm bút thật sự yêu đất nước, yêu dân tộc, yêu lịch sử mới dám dấn thân.

Đ.M.T

Bài viết liên quan

Xem thêm
Chất chứa bi hùng vương triều tiền Lý
Nhà văn Phùng Văn Khai quả là quá táo gan và thừa dũng cảm khi bước chân vào một vùng đất trống. Ấy là khi anh quyết định tái hiện các cuộc chống ngoại xâm trong thời kỳ Bắc thuộc bằng văn học. Gánh lấy sứ mệnh vô cùng khó khăn ấy, anh tự xem mình là nhà thám hiểm lịch sử hay một đấng phiêu lưu văn học? Không ai trả lời được câu hỏi ấy, ngoài anh.
Xem thêm
Phật giáo hộ quốc dưới góc nhìn tiểu thuyết vương triều Tiền Lý
Sớm mai, sương bạc vương trên cánh sen tĩnh mặc, hồ nước phẳng lặng phản chiếu bầu trời vô tận. Tiếng chuông chùa ngân dài trong làn gió sớm, tan vào không gian như những vòng sóng lan tỏa, vọng về từ ngàn xưa lời kinh Bát Nhã
Xem thêm
“Thu thức giấc” của Trịnh Bích Ngân - Mùa của những rung động
Bài đăng Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, số tháng 4/2025
Xem thêm
Bây giờ tôi chỉ muốn nói: Cảm ơn!
Bài của nhà văn Tuấn Trần.
Xem thêm
Các cuộc chiến trong lòng chiến tranh...
HOÀNG HÔN DÁT ĐỎ là cuốn tiểu thuyết của Nhà văn Tố Hoài do Nhà xuất bản Lao động ấn hành năm 2016.
Xem thêm
Đặng Nguyệt Anh - Một hồn thơ không tĩnh vật
Bài của PGS.TS Hồ Thế Hà đăng tạp chí Sông Hương
Xem thêm
Mai Quỳnh Nam và một phía
Bài viết của nhà thơ Đặng Huy Giang về thơ Mai Quỳnh Nam
Xem thêm
Một đêm trăng không dễ có ở trên đời!
Bài viết của nhà văn Tuấn Trần.
Xem thêm
Một vọng âm quá khứ hào hùng nhưng lắm đau thương
Đọc “Hòa âm đêm”, Nxb Hội Nhà văn, 2024 của Trương Tuyết Mai
Xem thêm
Triệu hạt tâm hồn rót đầy biển tình yêu
Võ Thị Như Mai đọc PHẢI CHI MÂY TRẮNG KHÔNG NGANG NGÕ, Nguyễn Đức Quận, NXB Hội nhà văn, 2024.
Xem thêm
Tiểu luận Võ Quốc Việt: Vài cảm nhận về Cuộc thi Thơ 1-2-3
Cuộc thi Thơ 1-2-3 (The 1-2-3 Poetry Style/ Phannist Poetry) năm 2024 – 2025 đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo các tác giả trong lẫn ngoài nước và đã công bố kết quả. Nhà lý luận phê bình, nhà thơ Võ Quốc Việt – Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam thay mặt Ban Chung khảo đã có bài tiểu luận công phu, sâu sắc mang tính tổng kết về cuộc thi. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Xem thêm
Đọc tập thơ Dọc đường máu của Vương Cường
Nguyên Hùng giới thiệu tập thơ mới của Tiến sĩ nhà thơ Vương Cường
Xem thêm
Vũ điệu tái sinh trong từng cơn đau
Bái viết về tập thơ “Nghiêng về phía nỗi đau” tập thơ của Trịnh Bích Ngân (NXB Hội Nhà văn, quý II, 2024)
Xem thêm
“Ai cũng có ngày xưa” của nhà thơ Trần Duy Hiển
Gió vẫn thổi suốt chiều dài trận mạc/ Người nhẹ nhàng nằm lại lúc vượt sông
Xem thêm
“Theo chồng về quê” của Mai Khoa – một bài thơ hay
Bởi yêu chồng từ lúc mới bén duyên/ Như tình biển yêu thuyền thương nhớ
Xem thêm
Trò Chuyện Với Thiên Thần – Những Tai Họa Thế Giới & Giấc mơ Việt Nam
Triết gia Hy Lạp Platon đã nói: “Thước đo của một con người là xem cách anh ta làm gì với quyền lực”. Thế nhưng, có rất nhiều người có quyền, vì lòng tham và ích kỷ cá nhân nên đã hủy hoại nhân cách và đất nước của họ (TCVTT/ Trương Văn Dân)
Xem thêm