TIN TỨC

Nàng xuân trong thơ Minh Đan

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2024-01-02 16:28:13
mail facebook google pos stwis
1372 lượt xem

HÀN QUỐC VŨ

Là một gương mặt thơ nữ có nhiều sáng tác ấn tượng về đề tài thế sự, Minh Đan còn xác lập cho mình một giọng thơ trữ tình cá tính, khó lẫn giữa vườn xuân đa sắc đa hương…


Nhà thơ Minh Đan


1.Nhiều thi ảnh độc đáo hiện lên trong thơ Minh Đan rất thật và đậm chất ái tình khi đối diện với tình yêu và cuộc sống.

Với "Thắp Mặt Trời Xuân", thơ Minh Đan lạ, đặc sắc và cái tựa bài cũng lạ. Nhịp đập mùa xuân chuyển mình từ “đường cong” rồi lại “đầm đìa” trong trạng thái “rêu ngủ”.  

“Đường cong cong đầm đìa rêu ngủ

Phố lạnh

Xé toạc ngày rủi may...”

Cứ ngỡ “phố lạnh” sẽ nhấn chìm mọi rung cảm của thời gian, không gian. Nhưng không, nàng kiêu hãnh “xé toạc rủi may” để thỏa mãn tình yêu chính mình và hưởng thụ sự giao thoa của đất trời; để rồi hiên ngang đi giữa tiết xuân, thềm hoa của nàng tự tin trổ lộc: 

“Hoa mở lối

Sương sương non ngủ quên giấc mơ

Xuân

Những lá cuộn vào nhau

Không thoả hiệp với mùa đông”

Sự mạnh mẽ khiến chúng ta nhận ra cái động cơ mà hoa phải “mở lối”, xuân đã dậy thì và xuân vào kết đôi khiêu vũ bằng hành động “cuộn vào nhau”. Ở đây, chúng ta thấy rằng sự khẳng định em là mùa xuân chứ chẳng phải là đông lạnh lùng tê tái, co ro như thuyền độc mộc tại một dòng sông băng.

Nhưng sang đoạn cuối, tác giả, sự trỗi dậy của một vì sao ái tình, bản thể, hãnh diện trưng ra “con gái – mỹ nữ” của nàng:  

“Đường đường cong 

Em - con gái

Thắp mặt trời

Không hư ảo

Không chông chênh”

Mạch xuân thì tiếp tục được Minh Đan phơi tỏ trong bài thơ "Không Thể Đặt Vòng" mô tả thiên đường - nơi quí đàn ông thực sự mê đắm. Và chính hai báu vật nam - nữ này sinh ra nhân loại, bảo tồn vũ trụ chúng ta.

“Mặt trời đóng lên đỉnh đầu những hạt nắng hạt mưa vô thường vô ngã

Toà nhà trọc tóc giáng xuống phố xinh những bóng chim khi tỏ khi mờ

Mùa xuân in dấu chấm đỏ lên ngực em thẫn thờ

Hành khất lời yêu cháy bỏng

 

Anh đến...

Tia chớp đầu hàng hạ giọng

Sương sớm chưa kịp ngước nhìn

Cây cỏ còn nguyên nét thư sinh

Những môi anh đào bẽn lẽn

Chiếc cúc áo len lén

Bờ đá say sưa con nước rần rần

Chảy đi những lời nguyền từng làm ai bật khóc một lần

Cho ngày gọi tên hạnh phúc

Em đàn bà từ anh – thường trực

Những khát khao không thể đặt vòng”

Từ và tứ như bức tranh thuỷ mặc mà hoạ sĩ đã vẽ nàng tiên ôm hoa đào với chiếc áo dài hồng tha thướt, như hai dòng sông bung lụa. Ô hay, lúc này “anh đến” thì sự kỳ vĩ của “tia chớp”, “sương sớm”, “cây cỏ”… tất cả bỗng yếu mềm, ngẩn ngơ, hạ mình, vì em thực sự rất đẹp, rất đàn bà thục nữ, em có quyền làm điều đó! Bởi thế, “chiếc cúc” của em và anh cũng dần bật ra đắm chìm trong suối tình ca vẫy gọi róc rách, nước là rượu chảy không thôi. Anh đến như muôn vật phải chịu khuất phục trước dáng hình em tuyệt mỹ để rồi tiếng đàn ái ân cứ dợn mênh mông như tứ hải trập trùng.

Và rồi men mùa xuân tiếp diễn trong lời rủ rê ngọt lịm:

“Về đi anh

Đánh thức que diêm đỏ lửa trong em

Đỏng đảnh nằm ngoài mép cửa

 

Về đi anh

Nụ xuân tràn nhựa

Én rợp trời Nam khâu múi nhớ 

 

Về đi anh

Mùi… ủ… chua… mời!”.

(Về Đi Anh)  

Mùa ái ân vẫy gọi. Em sẽ dịu dàng, sẵn sàng, đỏng đảnh, nhõng nhẽo như một con mèo ngoan quanh co ngoài mép cửa, và mùa xuân tràn nhựa từ đây. Anh về, anh về, anh về là chim én, là nụ xuân, là khâu múi nhớ, là men ủ chua của vị đàn bà mời gọi hiến dâng.
 

2. Nhưng sang giọng thơ cũng mùa xuân trong hy vọng sống còn của nhân loại với bài thơ "Thức Tỉnh", Minh Đan dường như nhận ra sự thật trần trụi của lòng người, tình đời khi thế giới trải qua cơn đại dịch Covid-19 gây ra bao đau thương, mất mát, chia lìa. Tác giả thức tỉnh bản thân, nhưng lại cảm thông với thế giới con người. Chị lo lắng, chiến đấu, giục giã lương tri để yêu thương tha nhân nhiều hơn.

Minh Đan viết:

“Thế giới không ngừng lo lắng về Cô vy

Loài người không ngừng chiến đấu vì Cô vy

Tôi không ngừng thức tỉnh chính mình”

Chị cũng nhận ra một chân lý:

“Trong sáng quá!

Không đuổi kịp lưu manh đang chế ngự

Đành ngụp lặn vào... thơ

An nhiên làm một kẻ khờ” 

 

Là một cách buông bỏ những điều xấu xa, bạc ác để tìm chính mình: 

“Ước mình là loài chim chóc

Thư thả chuyền cành, tắm nắng lượn vui

Tự do hát lời tỏ tình bên cánh hoa xinh

Không gợn nỗi niềm nhân thế

Không lo dịch giã, cách ly

Không buồn ai còn ai mất

Cứ sải cánh bay bay bay 

 

Ước mình là viên đá cuội

Thanh thản ngồi tĩnh lặng ngắm trời cao

Mở lòng vào cõi hư vô

Nghe thông reo, suối chảy dỗ yên ánh sáng

Thỏa một đời đá thức 

 

Lại ước thời gian ngừng trôi

Xuân không mang lộc non đếm tuổi

Nếp nhăn chẳng lấy cớ sinh sôi

Tóc chẳng buồn điểm thêm sợi bạc” 

Chị rất tuyệt vời khi là “chim”, cứ sải cánh, quên đau thương, dịch lệ, chết chóc. Ở chỗ khác, chị là “viên đá cuội” để thông cảm với kiếp người, thật sự thư thả, an nhàn, tĩnh lặng và thoả mãn cái kiếp làm “đá thức”, tức là làm một người thanh bạch. Nhưng cái chị không thể ước được dù có ước là “thời gian”, vì nó không bao giờ trở lại, phải nhớ rằng nó như là vó ngựa của hằng nghìn tỉ con ngựa chạy qua! 

Và điều chị chiêm nghiệm sâu sắc lay tỉnh sự thiện lương trong mỗi con người:

“Điều ước bao giờ hóa thật

Khi lòng người đầy túi tham?”  

Về nghệ thuật, thơ của Minh Đan dùng từ sắc bén, có bước chuyển động mạnh mẽ, thách thức và cởi mở. Thơ hay ở chỗ từ-tứ-tư. Và cái đẹp trong thơ Minh Đan như bức tranh mùa xuân nhiều màu sắc, cuốn hút.  

Mùa xuân sẽ ở với những ai có tấm lòng ấm áp, tình yêu sẽ quấn quýt bên ai có sức hút của sự yêu thương. Chính điều đó đã khiến cho những vần thơ Minh Đan quyến rũ và đầy nhân bản.  

 (Theo Tạp chí Sở hữu trí tuệ & Sáng tạo)

Bài viết liên quan

Xem thêm
Chất chứa bi hùng vương triều tiền Lý
Nhà văn Phùng Văn Khai quả là quá táo gan và thừa dũng cảm khi bước chân vào một vùng đất trống. Ấy là khi anh quyết định tái hiện các cuộc chống ngoại xâm trong thời kỳ Bắc thuộc bằng văn học. Gánh lấy sứ mệnh vô cùng khó khăn ấy, anh tự xem mình là nhà thám hiểm lịch sử hay một đấng phiêu lưu văn học? Không ai trả lời được câu hỏi ấy, ngoài anh.
Xem thêm
Phật giáo hộ quốc dưới góc nhìn tiểu thuyết vương triều Tiền Lý
Sớm mai, sương bạc vương trên cánh sen tĩnh mặc, hồ nước phẳng lặng phản chiếu bầu trời vô tận. Tiếng chuông chùa ngân dài trong làn gió sớm, tan vào không gian như những vòng sóng lan tỏa, vọng về từ ngàn xưa lời kinh Bát Nhã
Xem thêm
“Thu thức giấc” của Trịnh Bích Ngân - Mùa của những rung động
Bài đăng Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, số tháng 4/2025
Xem thêm
Bây giờ tôi chỉ muốn nói: Cảm ơn!
Bài của nhà văn Tuấn Trần.
Xem thêm
Các cuộc chiến trong lòng chiến tranh...
HOÀNG HÔN DÁT ĐỎ là cuốn tiểu thuyết của Nhà văn Tố Hoài do Nhà xuất bản Lao động ấn hành năm 2016.
Xem thêm
Đặng Nguyệt Anh - Một hồn thơ không tĩnh vật
Bài của PGS.TS Hồ Thế Hà đăng tạp chí Sông Hương
Xem thêm
Mai Quỳnh Nam và một phía
Bài viết của nhà thơ Đặng Huy Giang về thơ Mai Quỳnh Nam
Xem thêm
Một đêm trăng không dễ có ở trên đời!
Bài viết của nhà văn Tuấn Trần.
Xem thêm
Một vọng âm quá khứ hào hùng nhưng lắm đau thương
Đọc “Hòa âm đêm”, Nxb Hội Nhà văn, 2024 của Trương Tuyết Mai
Xem thêm
Khám phá vương triều Tiền Lý qua tiểu thuyết lịch sử
Thượng tá, nhà văn Phùng Văn Khai là người khá đa di năng. Từ lúc bước vào văn nghiệp, anh viết kí, truyện ngắn, làm thơ, cày báo… đều đặn, thuộc dạng “nhạc nào cũng nhảy được” và nhảy khá hay.
Xem thêm
Triệu hạt tâm hồn rót đầy biển tình yêu
Võ Thị Như Mai đọc PHẢI CHI MÂY TRẮNG KHÔNG NGANG NGÕ, Nguyễn Đức Quận, NXB Hội nhà văn, 2024.
Xem thêm
Tiểu luận Võ Quốc Việt: Vài cảm nhận về Cuộc thi Thơ 1-2-3
Cuộc thi Thơ 1-2-3 (The 1-2-3 Poetry Style/ Phannist Poetry) năm 2024 – 2025 đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo các tác giả trong lẫn ngoài nước và đã công bố kết quả. Nhà lý luận phê bình, nhà thơ Võ Quốc Việt – Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam thay mặt Ban Chung khảo đã có bài tiểu luận công phu, sâu sắc mang tính tổng kết về cuộc thi. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Xem thêm
Đọc tập thơ Dọc đường máu của Vương Cường
Nguyên Hùng giới thiệu tập thơ mới của Tiến sĩ nhà thơ Vương Cường
Xem thêm
Vũ điệu tái sinh trong từng cơn đau
Bái viết về tập thơ “Nghiêng về phía nỗi đau” tập thơ của Trịnh Bích Ngân (NXB Hội Nhà văn, quý II, 2024)
Xem thêm
“Ai cũng có ngày xưa” của nhà thơ Trần Duy Hiển
Gió vẫn thổi suốt chiều dài trận mạc/ Người nhẹ nhàng nằm lại lúc vượt sông
Xem thêm
“Theo chồng về quê” của Mai Khoa – một bài thơ hay
Bởi yêu chồng từ lúc mới bén duyên/ Như tình biển yêu thuyền thương nhớ
Xem thêm