TIN TỨC

Sự hồi quang ký ức trong “Bài thơ cánh võng”

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2025-07-04 07:40:54
mail facebook google pos stwis
83 lượt xem

Nhà thơ ĐẶNG HUY GIANG

Khi bắt đầu chớm đến đầu con dốc phía bên kia cuộc đời, nhất là bước vào tuối “xưa nay hiếm”, con người ta thường có thói quen ngoảnh lại. Ở đây, ngoảnh lại để nhìn lại chặng hành trình đã qua. Ngoảnh lại để hồi tưởng những vui buồn của cuộc đời mình. Ngoảnh lại để nhớ quê, nhớ mẹ, nhớ em, nhớ những người đồng đội. Ngoảnh lại cũng là để nhớ mình da diết. Thêm nữa, Ngoảnh lại cũng là dịp “xốc” lại mình, để sống sao cho phải với những tháng ngày đã qua.

Nguyễn Vũ Quỳnh với tác phẩm mới “Bài ca cánh võng” của ông, không phải là một trường hợp ngoại lệ. Chỉ có cái khác: Mức độ và phạm vi của sự ngoảnh lại của ông mang tính nhất quán, bao trùm và sự ngoảnh lại của ông như là sự hồi quang ký ức. Nói cách khác: Nguồn sáng của ký ức với những  nét riêng biệt của nó, trong nỗi ám ảnh khôn nguôi, đang trở lại với ông mãnh liệt và dào dạt hơn bao giờ hết. Đã thế, sự ngoảnh lại này lại được soi chiếu dưới con mắt của hiện tại, trải qua sự thử thách của thời gian, nên có giá trị thực chứng và thuyết phục rất cao.

 Đó là nỗi nhớ quê và nhớ mẹ đến “cồn cào cả khuya”, “nhớ xa xót, nhớ rưng rưng/ nhớ đến thế, nhớ chưa từng…bạn ơi” trong “cánh rừng thừa nắng thiếu mưa” mà nhớ “Quê nhà đang vụ lúa chiêm/ Chao ôi là nhớ ngả nghiêng cánh đồng” (“Trăng treo đầu võng”). Phải nói rằng nỗi nhớ thật là da diết.

Đó là nỗi nhớ mẹ gắn với cây lúa, với hạt thóc, với dảnh mạ, với tiếng trời, tiếng đất, tiếng mồ hôi, tiếng nước mắt của một đời người. Điều này được thể hiện qua “Mẹ và cây lúa ngày xưa”. Đây là một tứ thơ ấn tượng, mang tính khái quát cao, dành “kính tặng Mẹ Việt Nam một thời gian khổ”. Chỉ có ý thức sâu sắc về vai trò của cây lúa trong đời sống người Việt với nền “văn minh lúa nước” từ bao đời nay, tác giả mới có thể viết được những câu thơ nặng lòng như thế này:

Lúa là mẹ của thóc sinh ra gạo

Gạo quý hơn vàng nuôi nấng cuộc đời ta

  và:

Gạo nuôi người, lúa như đời bà ngoại

Mẹ sinh con, gạo nuôi dưỡng ước mơ

Tác giả thấu hiểu nỗi vất vả của người trồng lúa: “Thóc và lúa bắt đầu từ dảnh mạ/ Bão tố đời người gồng gánh bờ vai” nên càng thấm thía nỗi đau khi mùa vụ thất bát: “”Bao nhiêu đứa con, bao lời chan chứa/ Không ghi hết nỗi đau khi hạt thóc mất mùa”. Giờ đây, khi đã đủ ăn thì một bi kịch khác lại diễn ra - ấy là khi mẹ không còn nữa:

Thế là con đã mồ côi

Chỉ còn hạt gạo đầy nồi...ca dao

Quê ơi bên gốc đa cao

Vẫn còn nguyên vẹn gió lào ngày xưa

Hai câu kết như tôn cao tứ thơ lên một tầng nấc mới:

Hạt thóc gội nắng tắm mưa

Làm tôi nhớ mẹ cày bừa nên quê.

Đó là nỗi nhớ mẹ gắn với lời ru của mẹ đến nỗi dù “Con đã đi qua cả trăm núi ngàn khe” vẫn muốn “trở về nghe lời ru của mẹ”, vì chỉ nhờ có thế, tác giả mới “được trở về tuổi thơ” và coi đó là “hạnh ngộ” của đời mình trong “Tìm lại lời ru”. Đề tài mẹ gắn với lời ru như được bay lên trong “Bài thơ cánh võng”. Bài thơ được khai mở bởi bốn câu thơ đáng nhớ:

Mẹ mắc câu thơ lên hai đầu cánh võng

Lời hát ru ngấm thương nhớ vào con

Thành hành trang  cho con muôn thuở

Tiếng ru đêm trao vốn liếng làm người.

Và kết lại ở bốn câu như là dư ba chưa dứt và như một lời truyền lại cho thế hệ mai sau: 

 

Lời ru gom cả trời xanh

Mặt trời ngoan, ngủ ngon lành đêm đêm

Mai này con nhớ đừng quên

Bài thơ cành võng bên thềm...à ơi!  

Trong  tập thơ này, nỗi nhớ mẹ và nỗi xa vắng mẹ còn trở đi trở lại với Nguyễn Vũ Quỳnh nhiều lần. Nỗi đau mất mẹ khiến Nguyễn Vũ Quỳnh cay đắng nhận thấy rằng: “Về nhà vắng mẹ bơ vơ cả chiều” (“Về nhà”) và đau đớn nhận ra rằng: “Bây giờ con đã mồ côi/ Mẹ không còn, mất thật rồi ngày xưa”. Nói không quá thì mẹ và hình tượng mẹ là “hiện thực trung tâm” của “Bài ca cánh võng”, thể hiện cái tậm, cái tình sâu đậm ngỡ không thể sâu đậm thêm nữa của Nguyễn Vũ Quỳnh.

Chiến tranh đã lùi xa. Mọi phản ánh về chiến tranh cũng dần dà khác trước và có nhiều thay đổi. Nếu như trước kia (sau 1972), chỉ với “Vòng trắng” (“Có mất mát nào lớn bằng cái chết/ Khăn tang, vòng tròn như một số không”) của Phạm Tiến Duật và “Sẹo đất” (“Tưởng trên da thịt mình mới sẹo/ Ai ngờ đất cũng sẹo như người”) của Ngô Văn Phú, mới có cái nhìn manh nha về thảm khốc và hậu quả của chiến tranh đem lại mà đã bị cấm đoán, thì từ thập kỳ 90 của thế kỷ XX bằng “Khắc vào Trường Sơn”, Nguyễn Vũ Quỳnh khắc họa một bà mẹ nhìn chiến tranh, cụ thể là nhìn đứa con và kẻ thù con mình đã nằm lại chiến trường bằng một cái tâm không phân biệt:

Mẹ đi vào giấc thiên thu

Ru mày! Thương cả kẻ thù năm nao

Đọc những câu thơ này, tôi không thể không liên hệ đến một lời thoại trong một vở kịch của B. Brecht: “Khi cuộc chiến đi qua/ Chỉ có các bà mẹ là thất bại”. Từ góc nhìn khách quan, dù ở phía bên này, hay phía bên kia, mất mát nào cũng là mất mát (“thất bại”) của những người mẹ. Đây là một bài thơ lạ, mang cái nhìn nhân bản về chiến tranh rất khác biệt của Nguyễn Vũ Quỳnh. Nó mới ở cách nói và ở cả cách nghĩ của một người đã đi qua trận mạc.

Đó là nỗi nhớ em, nỗi nhớ tình yêu xưa và ngày xưa, cũng dai dẳng không kém. Nó cứ dập dờn hiện lên bởi chăng đó là những kỷ niệm đẹp trong những cuộc tình ông đã trãi qua:

Đây là ví dụ thứ nhất trong “Cất đêm”: “Giấu chiều vào lòng núi/ Dịu mát trời đam mê/ Em cất đêm vào ngực/ Gọi tình yêu hiện về”. Đây là ví dụ thứ hai trong “Bến chiều”: “Không biết em có bồn chồn/ Riêng anh vẫn giữ một hồn cốt quê”. Đây là ví dụ thứ ba trong “Em là thời gian của anh”: “Lận vào không gian xanh mãi ước mơ/ Em đổi màu thời gian trong anh”. Đây là ví dụ thứ tư trong “Hồi hộp”: “Người ngày ấy đã mấy mươi năm/ Giờ gặp lại qua bao mùa con gái/ Tình vẫn vậy dù mấy lần hoa trái/ Con tim xưa hồi hộp đến bây giờ”.

Trong nỗi nhớ đồng đội, Nguyễn Vũ Quỳnh nhớ đến những nữ thanh niên xung phong mà Trường Sơn là “Nơi cất giữ một thời con gái” của họ. Ông cũng không quên tri ân họ bằng những câu thơ chân thành mà nhân văn, chất chứa những cảm xúc sâu lắng và ngưỡng mộ:

Các chị làm nên dáng vóc, hình hài

Thì vị một thời mở đường đi cứu nước

Cống hiến tuổi thanh xuân cho Tổ quốc

Hương thơm đầu đời dâng hiến Trường Sơn.

Đó là vẻ đẹp trong sáng của tình yêu lứa đôi một thuở. Đó là sự gặp nhau đầu đời, một đi không trở lại. Dẫu chỉ là “những khoảnh khắc toàn hoa/ chẳng bao giờ kết quả”, nhưng em vẫn có một vị trí quan trọng trong anh, có thể làm “thay đổi màu thời gian trong anh”. Vẻ đẹp của tình yêu vĩnh cửu ấy như còn lưu giữ dài lâu đến mức: “Con tim xưa hồi hộp đến bây giờ”.

Thơ trong “Bài ca cánh võng” có những câu thật hay. Có nhiều câu đáng được đánh dấu khuyên vào đó: “Ta thắp mình lên tìm hình bóng quê nhà”. (Mẹ để câu ca dao nơi phía dây gầu) “Hoa cúc không của riêng ai cả/ Mà màu vàng vẫn như ám ảnh ta” (Khúc giao mùa). ”Xô lệch hoàng hôn trôi xa bến đợi/ Bây giờ về vắng hết cả ngày xưa” (Vắng hết cả ngày xưa). Thơ viết về những dòng sông cũng có nhiều câu đáng nhớ: “Tôi đi qua nhiều lắm những dòng sông/ Nhưng chưa sông nào nhớ hơn sông Mã/ Tôi mang sông đi khắp phương trời xa lạ/ Mới hiểu chẳng nơi đâu thánh thiện tự quê mình” (Sông Mã quê ơi!) “Hương nước sông Lam kỳ diệu lắm/ Giặt sáng tắm chiều, mai vẫn còn thơm” (Tự tình với sông Lam). Cái chất tình tứ sâu lắng trong từng câu thơ cứ ngân nga mãi trong thâm tâm người đọc nhiều khi trở nên day dứt khó quên.

Chắc hẳn phải là người Xứ Thanh từ trong cội rễ, Nguyễn Vũ Quỳnh, ông mới có sự sẻ chia lớn lao với Hồ Quý Ly (1336 - 1407) - vị hoàng đế đầu tiên  của nhà nước Đại Ngu trong lịch sử Việt Nam, ông vua có nhiều cải cách trong bài“Qua thành nhà Hồ”:

Đất trời một cõi tiên - rồng

Bây giờ ruộng lúa nơi ông xây thành

Bảy năm giấc mộng tan tành

Nỗi đau Đại Việt đâu dành riêng ai?

Nỗi niềm nhà Hồ, còn theo Nguyễn Vũ Quỳnh đến tận hôm nay:

Nay còn cổng đá xây tường

Thành nhà Hồ! Một đoạn trường xót xa!

Tác phẩm “Bài thơ cánh võng” là sự hồi quang ký ức mang theo kỷ niệm đẹp về quá khứ trong một mạch thơ ngẫm cảm nối dài. Hồi quang kí ức đẹp đã lan tỏa sự minh triết ngôn ngữ từng vần thơ để lại cho hôm nay và mai sau trong thơ Nguyễn Vũ Quỳnh. Đó là phần cốt lõi và nền tảng của thơ ông. Đó cũng là những vần thơ giàu chất chiêm nghiệm và máu thịt của riêng ông.

Xin trân trọng giới thiệu tác phẩmmới “Bài thơ cánh võng” của nhà thơ Nguyễn Vũ Quỳnh cùng bạn đoc.

 Phố Khuất Duy Tiến đêm 13 tháng 4 năm 2025

Đ.H.G

   

Bài viết liên quan

Xem thêm
Văn học Bình Dương – 50 năm một hành trình lặng lẽ và bền bỉ
Bài viết công phu của tác giả Nguyễn Quế không chỉ khắc họa hành trình văn học của vùng đất Thủ suốt 50 năm qua...
Xem thêm
5 sắc thái của một giọng thơ lạ trong “Ru say muợn tỉnh – Ru tình mượn nhau”
Bài viết của Lương Cẩm Quyên sẽ đưa bạn đọc khám phá một hồn thơ đầy bản lĩnh, dám giễu đời...
Xem thêm
Thời đương đại nghe lời thơ lục bát ru tình
Bài viết của Tiến sĩ Hà Thanh Vân
Xem thêm
“Nghiêng về phía nỗi đau” - Từ góc nhìn lý thuyết chấn thương
Nguồn: Tạp chí Lý luận phê bình Văn học Nghệ thuật
Xem thêm
Mặc khải của nước, lửa &…
Bài của nhà văn Nguyễn Tham Thiện Kế
Xem thêm
Võ Chí Nhất kể chuyện trinh thám
Một ngày đẹp trời, Võ Chí Nhất gửi tặng tôi cuốn sách vừa ra mắt bạn đọc. Những gì tôi biết về anh, đó là một Đại úy đang công tác trong ngành Công an tuổi đời khoảng ba mươi.
Xem thêm
Bảo Lộc - người thơ ở lại
Nguồn: Văn nghệ Công an
Xem thêm
Nhà thơ Trần Đôn và “hành trình” Rong chơi 2
Ở tuổi U80, nhà thơ Trần Đôn vẫn dồi dào sức sáng tạo, vừa hoàn thành tập thơ Rong chơi 2 – một “hành trình” thi ca “đi dọc đất nước, dọc cuộc đời” đầy chiêm nghiệm.
Xem thêm
Nguyễn Văn Mạnh - Thơ là những trang đời
Bài viết của Nguyễn Văn Hòa đã khắc họa chân dung một hồn thơ đa diện, nơi mỗi vần thơ đều thấm đẫm trải nghiệm, nỗi đau, niềm kiêu hãnh và tình yêu tha thiết với con người, đất nước.
Xem thêm
Khoảng trời xanh ký ức – Tiếng lòng tha thiết của một đời trải nghiệm
Hai bài cảm nhận của nhà thơ Tố Hoài và nhà thơ Phạm Đình Phú
Xem thêm
Thêm một Nguyễn Trường viết phê bình văn học
Bài đăng Thờ báo Văn học Nghệ thuật
Xem thêm
Khoảng trời xanh ký ức - Bản tình ca viết về tình yêu “một thời hoa lửa”
Cảm nhận về tập thơ Khoảng trời xanh ký ức của nhà thơ Nguyễn Thị Phương Nam
Xem thêm
Sắc thái riêng từ “Khoảng trời xanh ký ức”
Sáng 30/5/2025, Câu lạc bộ Thơ Phương Nam đã tổ chức buổi ra mắt tập thơ thứ bảy mang tên Khoảng trời xanh ký ức của nhà thơ Nguyễn Thị Phương Nam – một dấu ấn thơ ca thấm đẫm trải nghiệm sống, chan chứa hoài niệm và thấm đượm tình người.
Xem thêm
Trần Lê Khánh: Một giây nữa là đến mai
Xuất hiện trên văn đàn mới khoảng một thập kỷ gần đây, nhà thơ Trần Lê Khánh đã nhanh chóng tạo được dấu ấn riêng. Thơ anh đậm chất thiền, dung hòa triết lý phương Đông với tư duy hiện đại. Tác phẩm của anh hướng đến sự hài hòa giữa con người và vũ trụ, đồng thời khám phá chiều sâu triết lý trong những điều tưởng chừng nhỏ bé, giản dị, mở ra những tầng nghĩa phong phú. Sau tám thi tập liên tục ra mắt từ năm 2016, Trần Lê Khánh tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong năm 2024 với thi tập Đồng (Nxb. Văn học). Phải nói rằng thi pháp lục bát của anh đã chín muồi trong thi tập này, với cấu trúc bốn cặp câu mỗi bài, không gây cảm giác gò bó hay khiên cưỡng mà tuôn chảy tự nhiên, tự do và giàu sức gợi, mở ra không gian suy tưởng phong phú.
Xem thêm
Hư Thực: Lối viết dấn thân ấn tượng, về nhân sinh và nghệ thuật trong một thế giới đa loài
Trong hành trình diễn tiến của nhân loại, viết không chỉ là một hình thức giao tiếp mà còn là cách để con người lưu giữ, truyền tải tri thức và thể hiện bản thân. Do đó, viết gắn liền với đời sống con người, trở thành một phần không thể thiếu trong quá trình tồn tại, phát triển. Diêm Liên Khoa từng tâm niệm: “Sống là không thể không viết và tất yếu phải viết”[1]. Với nhà văn, việc cầm bút để họa lên bức tranh nhân sinh - xã hội, qua đó bày tỏ suy nghĩ, quan niệm của mình như một nhu cầu tất yếu, một sứ mệnh thiêng liêng. Là tiểu thuyết đầu tay của Phùng Văn Khai, Hư thực - đúng như tiêu đề tác phẩm - mở ra một thế giới của những điều mờ ảo, huyễn hoặc. Hình như, hiểu được lẽ “nhân sinh như mộng, văn tại kì nhân”, nên trên con đường dẫn vào nghiệp viết, Phùng Văn Khai đã dành những dòng chữ đầu tiên để chuyển tải cuộc đời tựa giấc mộng, văn chương chính là phần tinh hoa nằm trong đó.
Xem thêm
Cái tôi trữ tình sâu lắng trong Hương thời gian của Nguyễn Đình Hiền
Đọc tập thơ Hương thời gian của Nguyễn Đình Hiền, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2025
Xem thêm
Chất chứa bi hùng vương triều Tiền Lý
Nhà văn Phùng Văn Khai quả là quá táo gan và thừa dũng cảm khi bước chân vào một vùng đất trống. Ấy là khi anh quyết định tái hiện các cuộc chống ngoại xâm trong thời kỳ Bắc thuộc bằng văn học. Gánh lấy sứ mệnh vô cùng khó khăn ấy, anh tự xem mình là nhà thám hiểm lịch sử hay một đấng phiêu lưu văn học? Không ai trả lời được câu hỏi ấy, ngoài anh.
Xem thêm