TIN TỨC

Khát vọng đất nước hùng cường trong tiểu thuyết của Lại Văn Long

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2022-03-21 00:37:15
mail facebook google pos stwis
1004 lượt xem

(Vanchuongthanhphohochiminh.vn) - Cuộc chiến giữa Nga - Ukraine đang cuốn hút sự chú ý của cả thế giới, khát vọng hòa bình lại bùng lên trong tâm thức những con người yêu hòa bình. Trong tình hình đó, tình cờ tôi đọc tiểu thuyết Người khổng lồ đội mồ kể chuyện (NXB Hội Nhà văn 2019) của Lại Văn Long, lại bắt gặp những cuộc chiến trong tác phẩm này. Nổi lên trong đó là khát vọng hòa bình cho mỗi dân tộc được chung sống bình yên và yêu thương nhau, là khát vọng hùng cường cho non sông đất nước mà nhà văn Lại Văn Long gửi gắm vào trang viết của mình.

Bìa tiểu thuyết Người khổng lồ đội mồ kể chuyện

Kết hợp, pha trộn giữa thể loại huyền thoại, huyền sử và cả chính sử đã được "chuyển hóa", nhà văn Lại Văn Long đã tạo ra tiểu thuyết Người khổng lồ đội mồ kể chuyện một câu chuyện độc đáo, một thế giới kỳ lạ vừa huyền bí vừa gần gũi, ly kỳ hấp dẫn nhưng vẫn đầy ắp tính thời sự. Những dấu mốc của thế cuộc và cả dấu ấn lịch sử dân tộc đã được "ẩn giấu", làm "mờ" đi, từ đó giúp tác phẩm chuyển tải nhiều thông điệp, nhiều ẩn dụ và bài học có tầm vóc và đầy ám ảnh.

Từ ngôi mộ cổ Hàng Gòn ở Long Khánh, Đồng Nai, nhà văn Lại Văn Long đã tưởng tượng ra nhân vật người khổng lồ - chiến binh anh hùng ArMy vĩ đại và đáng yêu, một nhân vật huyền thoại mà gần gũi và giàu chất người vô cùng với những khát vọng cao đẹp dành cho dân tộc và đất nước Ma Y Cổ Tỳ. Trong tác phẩm này, nhà văn đã dựng lên nhiều nhân vật giàu tính biểu tượng, biểu trưng, nhiều ẩn dụ để biểu đạt các ý đồ, tư tưởng của mình vào từng nhân vật có tính đại diện. Họ vừa hư vừa thực, vừa có nét hư cấu, vừa như thấy tồn tại ở đời, hay từng có trong lịch sử.

Đó là sự sáng tạo độc đáo của nhà văn Lại Văn Long. Chẳng hạn, nhân vật Thượng sư Kiều Chân Như - đại diện cho tham vọng dùng Thánh giáo Bà la môn thống trị, bị giáo lý tôn giáo mê hoặc đến mê muội với khát vọng "Thánh giáo đại đồng". Hay nhân vật Rị Thi Ân Điền - quốc vương của Hoàn vương quốc, kẻ thù to lớn của đất nước Ma Y Cổ Tỳ, đại diện là tầng lớp vua chúa độc tài, tham vọng bành trướng, gian xảo và nham hiểm, luôn muốn xâm lăng thống trị Ma Y Cổ Tỳ để biến thành quận huyện của nước mình...

Chính những mâu thuẫn trong hàng ngũ lãnh đạo của đất nước Ma Y Cổ Tỳ, chính đường lối sai lầm của Kiều Chân Như về tôn giáo, đã làm đất nước suy yếu, giúp cho mưu kế của Ân Điền có cơ hội phát tác. Nhân vật Ân Điền này quen thuộc như chúng ta đã từng gặp trong lịch sử. Những ấn tượng về vị quốc vương tham vọng bành trướng này gây ra khiến người đọc căm thù và cảnh giác.

Để chống lại âm mưu và sự thôn tính của Ân Điền, ArMy và những đồng đội của mình đã anh dũng đứng lên đánh lại quân xâm lược và giành thắng lợi. Vị anh hùng khổng lồ này thấy rằng, cần làm cho đất nước giàu mạnh lên, thoát khỏi tư tưởng dùng tôn giáo thống trị, phân chia giai tầng gây chia rẽ và thù hận trong lòng dân tộc của Kiều Chân Như, phải để cho nhân dân tự do, phải có dân chủ... thì mới tạo nên sự phát triển, mới có sức mạnh để chống lại kẻ thù, để đất nước trường tồn và yên ổn.

Với tôi, đây là một tác phẩm mang tính ẩn dụ, ẩn chứa những tư tưởng nhân sinh, những suy tư về nhân thế, đất nước và dân tộc. Đó là một tiểu thuyết luận đề day dứt và gợi nhiều suy tưởng lớn cho sự tồn tại, phát triển của con người, của mỗi dân tộc và đất nước.

Từ trong các trang viết này, tôi nhặt ra nhiều "hạt vàng" tư tưởng, triết lý gần gũi, sâu sắc và thiết thực. Tôi tìm thấy những lý giải thoạt nghe như đơn giản mà thấu triệt và hợp lý đến ngỡ ngàng, bất ngờ vỡ òa thú vị và tâm đắc. Đó là bài học không thể dung hợp giữa quyền lực chính trị và tôn giáo, là sự vi diệu của đạo Phật trong việc giải thoát sân si khổ nạn của kiếp người và sự bao dung độ lượng với câu nói của Đức Phật: "Không có giai cấp trong giọt máu cùng đỏ và giọt nước mắt cùng mặn". Đó là bài học về sự bình đẳng, tự do: "Hãy để mọi người yêu nước theo cách của mình, đừng gộp họ như bầy cừu dưới roi vọt và chuồng trại...".

Không phải là người trải đời, không yêu con người, không trăn trở với đời sống và dĩ nhiên là cái vốn văn hóa, cái nền kiến thức và cả sự suy tư, suy tưởng đầy trách nhiệm, thì không thể có những trang viết trí tuệ và đau đáu nhân tình như thế! Nó cuốn hút và quyến rũ, thấm vào lòng người đọc gây thổn thức, yêu thương, khao khát.

Tiểu thuyết này còn sử dụng thủ pháp kết hợp hiện tại qua lời kể của nhân vật nhà báo, kết hợp, kết nối với những hồi tưởng quá khứ 2000 năm trước qua lời kể của dũng tướng ArMy, lời văn dung dị, mộc mạc nhưng nhiều cảm xúc, nhiều tầng nghĩa. Đặc biệt, trong truyện, tác giả dụng công sáng tạo nên một số loại vũ khí độc đáo, kỳ dị như: Thiết giáp hạm, máy bắn đá, diều bay chở "bom cháy"... dù là hư cấu của nhà văn, nhưng vẫn gây ấn tượng như thật, có thật!

Gấp những trang sách này lại, những điều trăn trở về sự tồn vong, về cái ác, về sự đấu tranh sinh tồn, chiến tranh - hòa bình giữa nước nhỏ với các cường quốc... sẽ khiến người đọc ám ảnh và suy ngẫm không ngừng, nó truyền đi những thông điệp, bài học, khát vọng sống, khát vọng hòa bình cho con người, giúp con người lên án, loại trừ cái ác.

Đằng sau những trang viết của anh, tôi đọc được khát vọng hùng cường cho dân tộc, đất nước mình, ước ao sẽ có những người khổng lồ trí tuệ để xây dựng và bảo vệ biên cương, giúp dân tộc Ma Y Cổ Tỳ nhỏ bé được phát triển, trường tồn.

Nguyễn Thịnh (nhà báo, luật gia - Tạp chí Nhà Quản Lý)

Bài viết liên quan

Xem thêm
Chất chứa bi hùng vương triều tiền Lý
Nhà văn Phùng Văn Khai quả là quá táo gan và thừa dũng cảm khi bước chân vào một vùng đất trống. Ấy là khi anh quyết định tái hiện các cuộc chống ngoại xâm trong thời kỳ Bắc thuộc bằng văn học. Gánh lấy sứ mệnh vô cùng khó khăn ấy, anh tự xem mình là nhà thám hiểm lịch sử hay một đấng phiêu lưu văn học? Không ai trả lời được câu hỏi ấy, ngoài anh.
Xem thêm
Phật giáo hộ quốc dưới góc nhìn tiểu thuyết vương triều Tiền Lý
Sớm mai, sương bạc vương trên cánh sen tĩnh mặc, hồ nước phẳng lặng phản chiếu bầu trời vô tận. Tiếng chuông chùa ngân dài trong làn gió sớm, tan vào không gian như những vòng sóng lan tỏa, vọng về từ ngàn xưa lời kinh Bát Nhã
Xem thêm
“Thu thức giấc” của Trịnh Bích Ngân - Mùa của những rung động
Bài đăng Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, số tháng 4/2025
Xem thêm
Bây giờ tôi chỉ muốn nói: Cảm ơn!
Bài của nhà văn Tuấn Trần.
Xem thêm
Các cuộc chiến trong lòng chiến tranh...
HOÀNG HÔN DÁT ĐỎ là cuốn tiểu thuyết của Nhà văn Tố Hoài do Nhà xuất bản Lao động ấn hành năm 2016.
Xem thêm
Đặng Nguyệt Anh - Một hồn thơ không tĩnh vật
Bài của PGS.TS Hồ Thế Hà đăng tạp chí Sông Hương
Xem thêm
Mai Quỳnh Nam và một phía
Bài viết của nhà thơ Đặng Huy Giang về thơ Mai Quỳnh Nam
Xem thêm
Một đêm trăng không dễ có ở trên đời!
Bài viết của nhà văn Tuấn Trần.
Xem thêm
Một vọng âm quá khứ hào hùng nhưng lắm đau thương
Đọc “Hòa âm đêm”, Nxb Hội Nhà văn, 2024 của Trương Tuyết Mai
Xem thêm
Khám phá vương triều Tiền Lý qua tiểu thuyết lịch sử
Thượng tá, nhà văn Phùng Văn Khai là người khá đa di năng. Từ lúc bước vào văn nghiệp, anh viết kí, truyện ngắn, làm thơ, cày báo… đều đặn, thuộc dạng “nhạc nào cũng nhảy được” và nhảy khá hay.
Xem thêm
Triệu hạt tâm hồn rót đầy biển tình yêu
Võ Thị Như Mai đọc PHẢI CHI MÂY TRẮNG KHÔNG NGANG NGÕ, Nguyễn Đức Quận, NXB Hội nhà văn, 2024.
Xem thêm
Tiểu luận Võ Quốc Việt: Vài cảm nhận về Cuộc thi Thơ 1-2-3
Cuộc thi Thơ 1-2-3 (The 1-2-3 Poetry Style/ Phannist Poetry) năm 2024 – 2025 đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo các tác giả trong lẫn ngoài nước và đã công bố kết quả. Nhà lý luận phê bình, nhà thơ Võ Quốc Việt – Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam thay mặt Ban Chung khảo đã có bài tiểu luận công phu, sâu sắc mang tính tổng kết về cuộc thi. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Xem thêm
Đọc tập thơ Dọc đường máu của Vương Cường
Nguyên Hùng giới thiệu tập thơ mới của Tiến sĩ nhà thơ Vương Cường
Xem thêm
Vũ điệu tái sinh trong từng cơn đau
Bái viết về tập thơ “Nghiêng về phía nỗi đau” tập thơ của Trịnh Bích Ngân (NXB Hội Nhà văn, quý II, 2024)
Xem thêm
“Ai cũng có ngày xưa” của nhà thơ Trần Duy Hiển
Gió vẫn thổi suốt chiều dài trận mạc/ Người nhẹ nhàng nằm lại lúc vượt sông
Xem thêm
“Theo chồng về quê” của Mai Khoa – một bài thơ hay
Bởi yêu chồng từ lúc mới bén duyên/ Như tình biển yêu thuyền thương nhớ
Xem thêm