TIN TỨC

Nhà văn Trịnh Minh Hiếu và “Giấc cỏ dụ”

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2023-11-04 13:15:02
mail facebook google pos stwis
1590 lượt xem

Cách đây tròn 10 năm, năm 2013, Trịnh Minh Hiếu ra mắt tập truyện ngắn đầu tay “Tiếng chuông trên đỉnh Cô Thình” (NXB Hội Nhà văn 2013). Tròn một năm sau, chị lại cho ra mắt tập truyện ngắn thứ hai mang tên “Thúy Mầu” (NXB Hội Nhà văn 2014). Hai tập truyện ngắn có cá tính riêng của chị ngày ấy khuấy động làng văn chương không ít.

Nhà văn Trịnh Minh Hiếu

Tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, cũng vào một ngày mùa thu tháng 10 như thế này, đã có một buổi giới thiệu sách của Trịnh Minh Hiếu rất trang trọng. Tôi nhớ buổi ấy, ý kiến chung các nhà văn nhà thơ là đáng giá cao văn chương Trịnh Minh Hiếu.

Nhà thơ Dương Thuấn khẳng khái cho hay: các tác phẩm của Trịnh Minh Hiếu là một sự đóng góp cho nền văn học Việt Nam hiện đại. Ngôn ngữ rất điêu luyện, tác phẩm nào cũng bật lên ý tưởng nghệ thuật lôi cuốn người đọc. Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo cũng đánh giá rất cao những nỗ lực, đam mê  trong sáng tạo văn học của Trịnh Minh Hiếu. Ông cho rằng, để có được hai tập truyện ngắn chỉ trong thời gian cách nhau năm một, chứng tỏ Trịnh Minh Hiếu đã làm việc một cách say sưa, nhiệt huyết: “Mỗi ngày qua đi, các tác phẩm của chị tốt và hay hơn nhiều”.

Nhà văn trẻ Phạm Thanh Thúy (vốn trước đây là học trò của Trịnh Minh Hiếu tại khoa Viết văn – Báo chí) lại nhận định truyện ngắn Trịnh Minh Hiếu, văn chương dẫu có đa đoan, vẫn luôn nhân hậu và chân thành…

Thế rồi cũng đã 10 năm. Trên tay tôi lúc này là tập truyện ngắn “Giấc cỏ dụ”, tập truyện mới nhất của Trịnh Minh Hiếu mới xuất bản trong năm nay, 2023 tại NXB Hội Nhà văn. Tập truyện bao gồm 15 truyện ngắn, mở đầu là “Độc thân”, và cuối tập là truyện “Ngày Covid”… Cũng có cái gì khang khác hai tập trước, khi bìa sách rực rỡ hơn, uốn éo hơn, gợi cảm hơn và văn chương bên trong cũng sắc sảo, dục lạc và mê đắm  hơn: “Thôi, về đi, phàm kẻ Người khó giáo hoá! Các người khôn ngoan, ma quái, quỷ quyệt, nhưng cũng đớn hèn, dục lạc… Các người phàm trần hữu danh, hữu thực, một cõi trung dung. Vậy còn muốn gì hơn? GIỎI! KẺ NGƯỜI GIỎI! (Truyện Giấc cỏ dụ). “Phải chăng, đó là mê khúc cám dỗ ngọt ngào trong khúc cong cong, trong trò chơi zich zac của nghệ thuật. Mê khúc của những ảo tưởng, định mệnh, đã thăng hoa tâm hồn nghệ sỹ lên tầng cao của mây trắng, nắng vàng. Tầng ngự trị của những vì sao lớn toả sáng giữa bầu trời nhỏ bé” (Truyện Bóng nghiệp).

 Nhà văn lão luyện Tạ Duy Anh suy tư về những dòng văn này: “Khác với những tập truyện trước dựa chủ yếu vào cảm hứng, lần này tác giả Trịnh Minh Hiếu có ý thức rõ ràng trong “dựng truyện”, tức là muốn nâng tầm mình lên thành người phát ngôn, ít ra cũng là phát ngôn cho một lớp người cùng thời… Đọc những truyện trong tập đều dễ nhận thấy là tác giả tiếp tục định hình cho mình một giọng điệu, thứ mới chỉ manh nha ở những tác phẩm trước đây. Điều này luôn là quan trọng với bất cứ người cầm bút  nào. Có giọng văn riêng, thứ giọng hơi phớt đời, có xu hướng trào lộng, là chuyện không phải cứ muốn là được…”

Nhà văn Tạ Duy Anh viết về Trịnh Minh Hiếu: “Trong làng văn, Trịnh Minh Hiếu là người khiêm tốn hiếm thấy. Chị ít khi xuất hiện trước đám đông trong tư cách một tác giả, mà luôn với tư cách độc giả. Hiền lành, hóm hỉnh, tốt bụng, chị cứ thản nhiên sống, và lặng lẽ quan sát, cóp nhặt những chi tiết đời sống góp lại làm vốn. Mặc ở đâu đó các đồng nghiệp cao đàm khoát luận về những điều to lớn, mặc ai đó dè bỉu thị trường văn chương mất giá và ngày càng ít sự hữu dụng, mà nạn dịch covid quái ác hoành hành và, cũng một cách lặng lẽ, chị bỏ lại phía sau mọi lời khen chê, chỉ cặm cụi sống với những kiếp người lầm lụi, bị lãng quên, bị gạt ra lề để tìm cho họ một khuôn mặt, một tính cách, một nhân cách, một tiếng nói, một thân phận…”

Phong cách văn chương Trịnh Minh Hiếu khá đa dạng, nhiều cảm xúc và suy ngẫm về cuộc đời, sắc sảo và tinh tế, khi tai quái nhưng cũng có khi như ngọn lửa sưởi ấm lòng người. Ngay từ thời sinh viên, dù học sư phạm, nhưng chúng tôi luôn hiểu em là gái Bắc Ninh miền quan họ, lai sinh trưởng trong một gia đình nho nhã văn chương, thế nào rồi cũng có lúc cầm bút, và hẳn cái sự “đa tình đa cảm đa đoan” này chắc chắn sẽ ám vào văn chương.

Triệu Phong

Bài viết liên quan

Xem thêm
Chất chứa bi hùng vương triều tiền Lý
Nhà văn Phùng Văn Khai quả là quá táo gan và thừa dũng cảm khi bước chân vào một vùng đất trống. Ấy là khi anh quyết định tái hiện các cuộc chống ngoại xâm trong thời kỳ Bắc thuộc bằng văn học. Gánh lấy sứ mệnh vô cùng khó khăn ấy, anh tự xem mình là nhà thám hiểm lịch sử hay một đấng phiêu lưu văn học? Không ai trả lời được câu hỏi ấy, ngoài anh.
Xem thêm
Phật giáo hộ quốc dưới góc nhìn tiểu thuyết vương triều Tiền Lý
Sớm mai, sương bạc vương trên cánh sen tĩnh mặc, hồ nước phẳng lặng phản chiếu bầu trời vô tận. Tiếng chuông chùa ngân dài trong làn gió sớm, tan vào không gian như những vòng sóng lan tỏa, vọng về từ ngàn xưa lời kinh Bát Nhã
Xem thêm
“Thu thức giấc” của Trịnh Bích Ngân - Mùa của những rung động
Bài đăng Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, số tháng 4/2025
Xem thêm
Bây giờ tôi chỉ muốn nói: Cảm ơn!
Bài của nhà văn Tuấn Trần.
Xem thêm
Các cuộc chiến trong lòng chiến tranh...
HOÀNG HÔN DÁT ĐỎ là cuốn tiểu thuyết của Nhà văn Tố Hoài do Nhà xuất bản Lao động ấn hành năm 2016.
Xem thêm
Đặng Nguyệt Anh - Một hồn thơ không tĩnh vật
Bài của PGS.TS Hồ Thế Hà đăng tạp chí Sông Hương
Xem thêm
Mai Quỳnh Nam và một phía
Bài viết của nhà thơ Đặng Huy Giang về thơ Mai Quỳnh Nam
Xem thêm
Một đêm trăng không dễ có ở trên đời!
Bài viết của nhà văn Tuấn Trần.
Xem thêm
Một vọng âm quá khứ hào hùng nhưng lắm đau thương
Đọc “Hòa âm đêm”, Nxb Hội Nhà văn, 2024 của Trương Tuyết Mai
Xem thêm
Khám phá vương triều Tiền Lý qua tiểu thuyết lịch sử
Thượng tá, nhà văn Phùng Văn Khai là người khá đa di năng. Từ lúc bước vào văn nghiệp, anh viết kí, truyện ngắn, làm thơ, cày báo… đều đặn, thuộc dạng “nhạc nào cũng nhảy được” và nhảy khá hay.
Xem thêm
Triệu hạt tâm hồn rót đầy biển tình yêu
Võ Thị Như Mai đọc PHẢI CHI MÂY TRẮNG KHÔNG NGANG NGÕ, Nguyễn Đức Quận, NXB Hội nhà văn, 2024.
Xem thêm
Tiểu luận Võ Quốc Việt: Vài cảm nhận về Cuộc thi Thơ 1-2-3
Cuộc thi Thơ 1-2-3 (The 1-2-3 Poetry Style/ Phannist Poetry) năm 2024 – 2025 đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo các tác giả trong lẫn ngoài nước và đã công bố kết quả. Nhà lý luận phê bình, nhà thơ Võ Quốc Việt – Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam thay mặt Ban Chung khảo đã có bài tiểu luận công phu, sâu sắc mang tính tổng kết về cuộc thi. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Xem thêm
Đọc tập thơ Dọc đường máu của Vương Cường
Nguyên Hùng giới thiệu tập thơ mới của Tiến sĩ nhà thơ Vương Cường
Xem thêm
Vũ điệu tái sinh trong từng cơn đau
Bái viết về tập thơ “Nghiêng về phía nỗi đau” tập thơ của Trịnh Bích Ngân (NXB Hội Nhà văn, quý II, 2024)
Xem thêm
“Ai cũng có ngày xưa” của nhà thơ Trần Duy Hiển
Gió vẫn thổi suốt chiều dài trận mạc/ Người nhẹ nhàng nằm lại lúc vượt sông
Xem thêm
“Theo chồng về quê” của Mai Khoa – một bài thơ hay
Bởi yêu chồng từ lúc mới bén duyên/ Như tình biển yêu thuyền thương nhớ
Xem thêm