TIN TỨC

Những dấu chân thơ và cuộc lãng du cảm xúc nhớ thương

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2023-09-06 06:51:24
mail facebook google pos stwis
972 lượt xem

XUÂN TRƯỜNG

'Những dấu chân thơ' của tác giả Trần Kim Dung dắt người đọc đến nhiều địa danh, để mỗi ánh mắt chiêm ngưỡng bỗng nảy lên một nghĩ suy ân cần với cuộc đời.


Nhà thơ Trần Kim Dung

“Những dấu chân thơ” hay những bước chân lãng du thi ca qua nhiều vùng đất, tác giả Trần Kim Dung đã đi bằng những cung bậc cảm xúc bềnh bồng với nhịp điệu chậm rãi. Tập thơ “Những dấu chân thơ” do Nhà xuất bản Hội Nhà Văn vừa ấn hành, vẽ nên một bức tranh dài rộng, sơn thủy hữu tình, từ những miền đất thiêng liêng gắn liền với lịch sử dân tộc đến những vùng đất xa xôi bên ngoài Tổ quốc.

Nơi nào tác giả Trần Kim Dung đã ghé đến đều lưu lại trong chị những niềm riêng sâu lắng. Chị không hời hợt với những địa danh theo kiểu cưỡi ngựa xem hoa, mà lặng lẽ đứng vào không gian ấy để tự nhắc nhở về dĩ vãng chung và tự chưng cất thành kỷ niệm riêng.

Đọc xong mỗi bài thơ trong tập “Những dấu chân thơ”, lòng tôi lại thấy bâng khuâng giữa cảm giác mơ hồ và cụ thể, chơi vơi với chất sử thi, thúc giục ta thao thức với tiền nhân. Những bài thơ chị viết về những vùng đất “địa linh nhân kiệt”, những di tích lịch sử không cần cầu kỳ, hoa mỹ, mà đưa độc giả vào miên man suy tư: “Tám thế kỷ rồi xa cách sông/ Giấu mình trong bùn đất mênh mông/ Ngày đêm cọc nhớ miền ký ức/ Mơ sóng Đằng Giang nước đỏ hồng” và “Lũ giặc hung hăng đến nơi này/ Gặp dàn cọc nhọn đứng bủa vây/ Xô nhau tháo chạy thuyền vỡ vụn/ Quân tướng tan tành theo khói mây” (Bãi cọc Cao Quỳ) .

Nhẹ nhàng theo “Những dấu chân thơ”, tác giả Trần Kim Dung trò chuyện với xa xôi “Tôi đến Tường Long khi Tháp vừa tỉnh dậy/ Bóc tờ lịch vạn niên, mười thế kỷ qua rồi/ Nghe tháp kể: Vua Lý vừa qua đây ngự giá/ Bóng rồng vàng còn lấp lánh ngoài khơi" (Tháp Tường Long) và sẻ chia cùng hiện tại “Em mang đôi cánh Hải Âu/ Bay qua Sông Cấm mỡ màu phù sa/ Ngắm tàu rộn rã vào ra/ Bên sông thấp thoáng mấy tòa chạm mây/ Đưa người đi khắp đó đây / Người sang Cầu Đất người bay xứ Hàn/ Người về Lưu Kiếm Kênh Giang/ Người mua cau cưới đến làng Cao Nhân” (Lời của cây cầu).

Trong “Những dấu chân thơ” còn có những thanh âm vận động, tiếng chim muông cây lá, tiếng bóc tách mầm xanh, tiếng lửa reo hội làng, tiếng cồng chiêng đại ngàn, tiếng đàn ngân suối vắng. Đó là khoảnh khắc “Tháng ba về với non ngàn/ Kơ Nia đứng đón mơ màng tóc mây/ Gặp đàn ong mật đang say/ Đàn voi cõng khách chở đầy gió sương/ Nghe mùi nếp mới trên nương/ Tơ Rưng ai dạo suối nguồn xanh trong/ Cồng chiêng nghiêng ngả nhà rông/ Rượu cần ai vít lửa hồng thâu đêm”. Đó là khoảnh khắc “Hạt tiêu đu nắng trèo nương/ Bám mây để vượt dặm trường đắng cay”. Một vẻ đẹp Tây Nguyên mơ màng, đầy quyến rũ và cũng lắm suy tư.


Tập thơ "Những dấu chân thơ" do Nhà xuất bản Hội Nhà văn vừa ấn hành.

Cầm tập thơ “Những dấu chân thơ”, cứ ngỡ tác giả Trần Kim Dung đang làm một hướng dẫn viên du lịch thực thụ. Thế nhưng, chị không chủ đích nói cảnh sắc trước mặt mà chị thầm thì hồn vía mỗi kỳ quan. Ví dụ, cách chị thấm thía dư vị đấu trường La Mã: “Nghe cuộc mua vui đã đến canh tàn/ Hoàng đế chủ nô tràn ra các cửa/ Để lại đấu trường chất chồng máu ứa/ Đêm rùng mình lạnh toát cả thành Rôm”.

Là một nhà giáo đã nghỉ hưu, tác giả Trần Kim Dung say mê những chuyến đi và bồi hồi kể lại những chuyến đi theo cách bộc bạch của một tâm hồn ấm áp yêu thương. Đôi khi là sự bái vọng “Đến Bến Vân Đồn tìm đồn mây trên núi/ Mây đã tan tìm mãi chẳng thấy đồn/ Chỉ tìm được một câu thơ cổ/ Lộ thập vạn đồn sơn phục sơ". Đôi khi là sự trầm trồ “Lúa Mường Lò ngực mẩy tròn như cô gái Thái/ Óng ả lung linh giữa đồi núi chập chùng”. Và đôi khi là sự đồng cảm “Gặp hạc cõng gió vào rừng/ Gặp cò khiêng nắng qua sông về làng”.

Nguồn: https://nongnghiep.vn/nhung-dau-chan-tho

Bài viết liên quan

Xem thêm
Chất chứa bi hùng vương triều tiền Lý
Nhà văn Phùng Văn Khai quả là quá táo gan và thừa dũng cảm khi bước chân vào một vùng đất trống. Ấy là khi anh quyết định tái hiện các cuộc chống ngoại xâm trong thời kỳ Bắc thuộc bằng văn học. Gánh lấy sứ mệnh vô cùng khó khăn ấy, anh tự xem mình là nhà thám hiểm lịch sử hay một đấng phiêu lưu văn học? Không ai trả lời được câu hỏi ấy, ngoài anh.
Xem thêm
Phật giáo hộ quốc dưới góc nhìn tiểu thuyết vương triều Tiền Lý
Sớm mai, sương bạc vương trên cánh sen tĩnh mặc, hồ nước phẳng lặng phản chiếu bầu trời vô tận. Tiếng chuông chùa ngân dài trong làn gió sớm, tan vào không gian như những vòng sóng lan tỏa, vọng về từ ngàn xưa lời kinh Bát Nhã
Xem thêm
“Thu thức giấc” của Trịnh Bích Ngân - Mùa của những rung động
Bài đăng Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, số tháng 4/2025
Xem thêm
Bây giờ tôi chỉ muốn nói: Cảm ơn!
Bài của nhà văn Tuấn Trần.
Xem thêm
Các cuộc chiến trong lòng chiến tranh...
HOÀNG HÔN DÁT ĐỎ là cuốn tiểu thuyết của Nhà văn Tố Hoài do Nhà xuất bản Lao động ấn hành năm 2016.
Xem thêm
Đặng Nguyệt Anh - Một hồn thơ không tĩnh vật
Bài của PGS.TS Hồ Thế Hà đăng tạp chí Sông Hương
Xem thêm
Mai Quỳnh Nam và một phía
Bài viết của nhà thơ Đặng Huy Giang về thơ Mai Quỳnh Nam
Xem thêm
Một đêm trăng không dễ có ở trên đời!
Bài viết của nhà văn Tuấn Trần.
Xem thêm
Một vọng âm quá khứ hào hùng nhưng lắm đau thương
Đọc “Hòa âm đêm”, Nxb Hội Nhà văn, 2024 của Trương Tuyết Mai
Xem thêm
Khám phá vương triều Tiền Lý qua tiểu thuyết lịch sử
Thượng tá, nhà văn Phùng Văn Khai là người khá đa di năng. Từ lúc bước vào văn nghiệp, anh viết kí, truyện ngắn, làm thơ, cày báo… đều đặn, thuộc dạng “nhạc nào cũng nhảy được” và nhảy khá hay.
Xem thêm
Triệu hạt tâm hồn rót đầy biển tình yêu
Võ Thị Như Mai đọc PHẢI CHI MÂY TRẮNG KHÔNG NGANG NGÕ, Nguyễn Đức Quận, NXB Hội nhà văn, 2024.
Xem thêm
Tiểu luận Võ Quốc Việt: Vài cảm nhận về Cuộc thi Thơ 1-2-3
Cuộc thi Thơ 1-2-3 (The 1-2-3 Poetry Style/ Phannist Poetry) năm 2024 – 2025 đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo các tác giả trong lẫn ngoài nước và đã công bố kết quả. Nhà lý luận phê bình, nhà thơ Võ Quốc Việt – Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam thay mặt Ban Chung khảo đã có bài tiểu luận công phu, sâu sắc mang tính tổng kết về cuộc thi. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Xem thêm
Đọc tập thơ Dọc đường máu của Vương Cường
Nguyên Hùng giới thiệu tập thơ mới của Tiến sĩ nhà thơ Vương Cường
Xem thêm
Vũ điệu tái sinh trong từng cơn đau
Bái viết về tập thơ “Nghiêng về phía nỗi đau” tập thơ của Trịnh Bích Ngân (NXB Hội Nhà văn, quý II, 2024)
Xem thêm
“Ai cũng có ngày xưa” của nhà thơ Trần Duy Hiển
Gió vẫn thổi suốt chiều dài trận mạc/ Người nhẹ nhàng nằm lại lúc vượt sông
Xem thêm
“Theo chồng về quê” của Mai Khoa – một bài thơ hay
Bởi yêu chồng từ lúc mới bén duyên/ Như tình biển yêu thuyền thương nhớ
Xem thêm