TIN TỨC

Im lặng sống và thông điệp nhân sinh

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2023-12-29 20:04:11
mail facebook google pos stwis
950 lượt xem

BÙI PHAN THẢO

Im lặng giờ đây không còn là sự sợ hãi mà là để lắng nghe hơi thở cuộc sống, đón nhận những điều tốt đẹp của ngày mới, để những người đã mất được siêu thoát, an yên.

Cho đến giờ này, những dư chấn của đại dịch COVID-19 vẫn làm rung lắc nhiều kết cấu kinh tế - xã hội ở không ít quốc gia toàn cầu; nhiều gia đình, số phận vẫn chênh chao, hụt hẫng vì mất mát không thể bù đắp nổi. Với các nhà văn, đã có độ lùi cần thiết để nhắc nhớ về một đại dịch khủng khiếp. Những ngày cuối năm 2023, tiểu thuyết "Lặng lẽ sống" - NXB Hội Nhà văn - của nhà văn An Bình Minh ra mắt bạn đọc và nhận lại nhiều sẻ chia, đồng cảm từ những trang viết đầy "gan ruột".
 

Chứng nhân đại dịch kinh hoàng

Không gian của "Im lặng sống" bàng bạc màu lo âu, phảng phất sự u ám những năm đại dịch cao trào, tử thần khoác áo choàng đen bay lượn khắp toàn cầu. Một căn nhà trong tòa chung cư tại thành phố Bình Hải, nơi hai vợ chồng nhân vật chính, ông Thản, kiến trúc sư, phó giám đốc sở và vợ là bà Diệu Hiền, nhà báo; cả hai đều về hưu, con gái lớn lập gia đình đã ở riêng và con trai du học.

Một địa danh, một chung cư cũng như bao vùng đất của đất nước này và cả nhân loại, những ngày đen tối nhất trong 2 năm 2001-2002. Bên ngoài đại dịch hoành hành, bên trong là hai con người, sống với âu lo, căng thẳng, nhất là lúc thành phố nâng dần những cấp độ phòng chống dịch từ thấp đến cao nhất là phong tỏa, cách ly toàn thành phố.

Tất cả, đều nhờ sự tích trữ từ trước và cung ứng từ bên ngoài (người thân đem lại, sau đó là sắp hàng mua theo tiêu chuẩn và cả hàng từ thiện giúp nhau những khi khốn khó). Tất cả, đều nhờ vào thông tin trên báo mạng, trên chiếc điện thoại là kết nối với cuộc sống bên ngoài, mọi sinh hoạt chỉ trong 4 bức tường. Nếu ra khỏi 4 bức tường là hạnh phúc vì được hít thở không khí trong lành thì cũng là lo âu vì nguy cơ nhiễm bệnh khi tiếp xúc quá gần lúc đi xét nghiệm hay tiêm vắc-xin ngừa COVID-19.


Bìa tiểu thuyết “Im lặng sống” của nhà văn An Bình Minh

Với tác giả An Bình Minh, đại dịch này hơn cả một cuộc chiến khi nước Việt đã có hơn 43.000 người chết, gần 4.500 trẻ em mồ côi cha mẹ. Cuộc chiến đã thuộc về quá khứ và dần phải quên đi để tiếp tục sống. "Nhưng đã từng có một phạm trù nhân sinh thế này: Ai cứ đăm đắm nhớ về một cuộc chiến tranh, kẻ đó không có đầu óc. Nhưng ai quên một cuộc chiến tranh thì kẻ đó không có lương tâm".

Cũng như những người sống sót qua đại dịch, là những chứng nhân, những câu chuyện được kể lại bằng giọng văn dí dỏm, giễu nhại nhẹ nhàng mà thâm thúy. Cái ngỡ rằng xung khắc trong tính cách ông Thản - bà Hiền ngày thường trong cách nhìn sự vật, cuộc sống cũng chính là sự tương hợp, hài hòa của tình chồng vợ. Để nhận ra cái thuận lý trong thực tế đời sống bên cạnh cái phi lý tồn tại như một thực thể hiển nhiên.
 

Triết lý của im lặng

Im lặng để sống, lời khuyên của ông Thản, đối với bà Hiền, lúc này không chỉ vì sợ sệt trước sự hiểm độc của con virus Corona, mà bà hiểu ý chồng rằng đó cũng là Tĩnh. Tĩnh trong con người là để tạo cho con người suy nghĩ thấu đáo, sâu sắc; để rộng mở quan sát, cẩn trọng trong nhận định, hiểu được đạo lý nhân sinh. Im lặng cũng là tĩnh khí, là quá trình dẫn đến sự cân bằng, hài hòa.

Hiểu như thế song với tính cách một nhà báo giỏi, không ngại đụng chạm, bà Hiền có nhiều thông tin và xử lý thông tin nhanh nhạy, nhìn ra bản chất của hiện tượng và không ngại đưa ra những lời nói thẳng. "Vừa cách ly tuyệt đối và khoanh vùng dập dịch, bà đã nói thẳng: Coi chừng vì cách ly mà chết đấy".

Một chân dung nhân vật khác được khắc họa thành công là ông Sang, một nhà văn, nắm bắt thông tin nhanh, đưa ra những nhận định chính xác về hiện trạng những ngày tang thương nhất. Tác giả An Bình Minh dẫn lời ông Sang kể về 3 anh bộ đội đem hũ cốt người qua đời vì COVID-19, "trân trọng chia buồn rồi thắp nhang van vái, thể hiện sự tận trung, tận hiếu của bộ đội với nhân dân".

Qua câu chuyện, ông Sang còn lớn tiếng như quát: "Bây giờ mà chết vì COVID-19 là khỏe nhất. Vừa tiện lợi, đỡ tốn kém, lại vừa khỏi phiền phức tang ma ông ạ".
 

Bi kịch phận người và tội ác đáng nguyền rủa

"Im lặng sống" kết thúc khi thành phố trở lại ngày bình thường mới. Nhưng niềm vui chưa trọn vẹn thì xảy ra "vụ nổ" của hai trái bom: kít xét nghiệm Bắc Á và cầu hàng không hồi hương.

Trong tiểu thuyết, tác giả đem lại cái nhìn cận cảnh về "chuyến bay giải cứu" qua chính con trai của ông Thản bà Hiền với đủ thứ thủ tục phức tạp cùng chi phí bôi trơn và con trai của ông bà e ngại đây là "luật rừng", cuối cùng không về nước được.

Còn với thủ đoạn táng tận lương tâm của Bắc Á thì hàng triệu người dân đã là nạn nhân của đủ trò xét nghiệm truy vết F0, truy tìm F1, gây ra tình trạng lây lan dịch bệnh, nhiều người mắc COVID-19 và thiệt mạng oan uổng. Những trang đặc tả xếp hàng xét nghiệm, ngoáy mũi vừa hài vừa bi, nhất là đoạn vợ chồng ông Thản bà Hiền đi tiêm vắc-xin. Bà Hiền xếp hàng mất 2 ngày mới được tiêm, còn ông Thản phải đi tiêm nhờ tại công ty ở khu công nghiệp tỉnh lân cận, với tên của người bảo vệ công ty (sau đó người này sẽ tiêm dưới tên ông Thản) và tên của hai người sẽ hiện lên trên hệ thống tiêm chủng.

Đại dịch đi qua sau những năm nhân loại oằn mình đau đớn. Im lặng sống lại mang thông điệp mới. Im lặng giờ đây không còn là sự sợ hãi mà là để lắng nghe hơi thở cuộc sống, đón nhận những điều tốt đẹp của ngày mới. Im lặng nay là tư duy hành động, không cho "trùm cuối biến thể" có đường trở lại tác họa cuộc sống, để những người đã chết im lặng trong cuộc chiến chống COVID-19 được siêu thoát, an yên. 

Với "Im lặng sống" bạn đọc lặng người trước những bi kịch đổ ập xuống bao sinh linh trong đại dịch. Cái chết của bà Bích Câu, của ông Sang cho thấy phận người mỏng manh, nhất là ông Sang. Câu ông nói "bây giờ mà chết vì COVID-19 là khỏe nhất...", ai ngờ vận vào chính ông sau 7 ngày vào bệnh viện. Hũ cốt cũng được đem về nhà con ông Sang như ông kể cho ông Thản nghe tuần trước, song chính con ông cũng không dám chắc đây là tro cốt của cha mình...

Nguồn: Người Lao động

Bài viết liên quan

Xem thêm
Văn chương và những ngộ nhận đáng buồn
Tôi đã đọc một số bài thơ của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều từ những năm trước, nó như có tính “dự báo”, “dọn đường” cho trường ca “Lò mổ” ra đời tạo được tiếng vang. Và thi ca với sứ mệnh thiêng liêng của nó, qua trường ca “Lò Mổ” cũng sẽ vượt qua biên giới của lý trí để tới với bạn bè năm châu bốn biển.
Xem thêm
Vai trò của chúa Trịnh với thương cảng Phố Hiến
Suốt chiều dài lịch sử dân tộc Việt Nam, địa danh Phố Hiến vừa thân thương vừa thân thuộc trong trí nhớ mọi người. Phố Hiến từng là một thương cảng lớn sầm uất và quan trọng bậc nhất của xứ Đàng ngoài (miền Bắc Việt Nam).
Xem thêm
Những nụ hôn chữa lành
Đọc tập thơ Ấm lòng những nụ hôn như thế của Phạm Đình Phú
Xem thêm
Trở lại cánh đồng thơ của nhà thơ Nguyễn Vũ Quỳnh
Nhà thơ Y Phương ở miền non nước Cao Bằng đã từng tâm niệm: “Thơ cũng giống như tình yêu. Không có sự run rẩy thì không có thơ“. Quả thực, thơ ca thực sự là kết tinh, là ngọc đọng, là phiến Kỳ nam trong rừng trầm hương, là hạt minh châu trong biển hạt trai, là tinh hoa trong vườn phương thảo.
Xem thêm
“Những nụ hôn như thế” – từ ngọn lửa yêu thương đến ngọn nguồn hy sinh
Cảm nhận về bài thơ cùng tên trong tập thơ của Phạm Đình Phú – Hội viên Hội Nhà văn TP.HCM
Xem thêm
Bước đầu tìm hiểu 50 năm thơ Bình Định (1975-2025)
Bình Định – vùng “Đất võ trời văn” – không chỉ nổi tiếng với truyền thống thượng võ, mà còn là mảnh đất đã sản sinh và nuôi dưỡng nhiều thế hệ thi sĩ tài hoa.
Xem thêm
Sự hồi quang ký ức trong “Bài thơ cánh võng”
Bài viết của nhà thơ Đặng Huy Giang
Xem thêm
Văn học Bình Dương – 50 năm một hành trình lặng lẽ và bền bỉ
Bài viết công phu của tác giả Nguyễn Quế không chỉ khắc họa hành trình văn học của vùng đất Thủ suốt 50 năm qua...
Xem thêm
5 sắc thái của một giọng thơ lạ trong “Ru say muợn tỉnh – Ru tình mượn nhau”
Bài viết của Lương Cẩm Quyên sẽ đưa bạn đọc khám phá một hồn thơ đầy bản lĩnh, dám giễu đời...
Xem thêm
Thời đương đại nghe lời thơ lục bát ru tình
Bài viết của Tiến sĩ Hà Thanh Vân
Xem thêm
“Nghiêng về phía nỗi đau” - Từ góc nhìn lý thuyết chấn thương
Nguồn: Tạp chí Lý luận phê bình Văn học Nghệ thuật
Xem thêm
Mặc khải của nước, lửa &…
Bài của nhà văn Nguyễn Tham Thiện Kế
Xem thêm
Võ Chí Nhất kể chuyện trinh thám
Một ngày đẹp trời, Võ Chí Nhất gửi tặng tôi cuốn sách vừa ra mắt bạn đọc. Những gì tôi biết về anh, đó là một Đại úy đang công tác trong ngành Công an tuổi đời khoảng ba mươi.
Xem thêm
Bảo Lộc - người thơ ở lại
Nguồn: Văn nghệ Công an
Xem thêm
Nhà thơ Trần Đôn và “hành trình” Rong chơi 2
Ở tuổi U80, nhà thơ Trần Đôn vẫn dồi dào sức sáng tạo, vừa hoàn thành tập thơ Rong chơi 2 – một “hành trình” thi ca “đi dọc đất nước, dọc cuộc đời” đầy chiêm nghiệm.
Xem thêm
Nguyễn Văn Mạnh - Thơ là những trang đời
Bài viết của Nguyễn Văn Hòa đã khắc họa chân dung một hồn thơ đa diện, nơi mỗi vần thơ đều thấm đẫm trải nghiệm, nỗi đau, niềm kiêu hãnh và tình yêu tha thiết với con người, đất nước.
Xem thêm
Khoảng trời xanh ký ức – Tiếng lòng tha thiết của một đời trải nghiệm
Hai bài cảm nhận của nhà thơ Tố Hoài và nhà thơ Phạm Đình Phú
Xem thêm
Thêm một Nguyễn Trường viết phê bình văn học
Bài đăng Thờ báo Văn học Nghệ thuật
Xem thêm