TIN TỨC

Nhà thơ Cúc Vàng và giấc mơ hình bóng

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-08-05 06:08:35
mail facebook google pos stwis
1377 lượt xem

BÙI PHAN THẢO

Nhà thơ Phạm Thị Cúc Vàng vừa “trình làng” tập thơ “Gọi mặt trời thức giấc”. Một tập thơ đầy đặn, 64 bài, với chất trữ tình, nữ tính có trữ lượng khá dày, đem lại cho người đọc những thấu hiểu, sẻ chia về sự đa đoan của kiếp hồng nhan cùng những ám ảnh miên man qua câu chữ đượm buồn.

Đó là người đàn bà chuyên săn lùng lỡ dở, luôn đào xới lòng mình, cứ lật tung, bật khuy cảm xúc:

Có người đàn bà, người đàn bà là điệp khúc dằng dai/ người đàn bà đầy can đảm/ không chịu đầm chặt, chôn sâu/ những vật lòng tưởng đã phai màu

(Người đàn bà tôi)

Đó là người đàn bà đã trải qua hạnh phúc và khổ đau, ngọt bùi và cay đắng; là lời tự bạch thẳng tưng về bản thân, đã ngộ hết những lẽ đời, thích sống giản dị: cà phê vỉa hè cũng không sao, vui thì lên sân khấu hát một vài bài, cao hứng thì làm thơ…

Tôi hiện giờ/ thể hiện mình: không/ tỏ vẻ thông thái: không/ luôn nằm lòng câu: trên, dưới/ trước, sau/ và đè bẹp cái manh nha kiêu hãnh” (Là tôi)

Với tập thơ thứ 6 này, nữ thi sĩ tự sự với người đọc nhiều hơn, có khi bằng cách tự giễu nhại mình, rằng dung nhan ấy vẫn tươi (ơn trời giữ lại cái cười/ nhoẻn trên khuôn cũ rói tươi tháng ngày); vẫn hát hay – hay hát (sàn mờ ảo nét mặn mà/ mị thiên hạ lòe giọng ca nửa mùa) và mạnh mẽ đối diện những nhọc nặng của kiếp người:

Giũa mài cái phận long đong/ má hồng thắm lại cuồng ngông với đời/ mắc chi ngoảnh mặt cuộc chơi/ ưu phiền là chuyện đâm hơi tiếc gì” (Cúc Vàng)

Người thơ nữ ấy có trái tim đa cảm, yêu và được yêu, viết những bài thơ tình rất đẹp. Đã có rất nhiều buổi chiều ngổn ngang: “chiều trần qua cửa mắt/ cắn đắng tiếng mưa gào”; “chiều kia mây bay qua ngõ/ chiều nay gió cũng sà ngang”; để nhận ra rằng “chiều chạng vạng/tích thăng trầm”, “thấm thía đau sợ dội ngược chiều đau”…

Người đọc cũng nhận ra tiếng lòng sau những đêm khắc khoải, nỗi nhớ nhung một tiếng gọi từ xa thẳm. Giọng ai ngọt ngào như mía lau, ai ngờ đốt mía ấy bị sâu, để thấy nỗi thất vọng đến đau đứt đoạn:

Thèm nghe gọi Cúc Vàng ơi/ lúc trăng chưa vỡ ngọt lời mía lau/ ngỡ gạn đục/ lọc vàng thau/ ngờ cây sâu đốt/ chặt đau cội cành” (Đốt sâu)

Người đời nói, “cố mà quên tức là còn nhớ”, thì sự quên của Cúc Vàng là chẳng biết đến bao giờ:

Nói quên đâu phải dễ quên/ nhớ cứ quặn lên từng chặp/ nói quên chẳng thể nào quên/ đau leo từng bậc tam cấp…/ quên, quên bao lần tự nhủ/ đầu óc mụ mị réo trời” (Quên ư? Biết đến bao giờ!)

Đành nói với lòng rằng, tự dỗ mình thôi, từng ao ước bình minh, gọi mặt trời thức giấc đến một giấc mơ trưa cất tiếng dịu dàng:

Ngày đêm thèm một chỗ ngồi/ ung dung/ tự tại/ dỗ tôi thiện lành” (Giấc mơ trưa)

Và chọn cách sống quen dần với tự tại, bỏ ngoài tai những lời điêu ngoa, giả dối, tập suy ngẫm về những điều thiện lành để lạc quan hơn trong cách nhìn đời:

Rắc vị ngọt/ chắt chiu bùi/ rưới cho tươi cõi chôn vùi những xa/ mưa sớm mai, mưa mưa qua/ ồ, thôi thây kệ/ vẫn ta xanh cười” (Rồi sẽ xanh cười)

Cúc Vàng tạo ra sự khác lạ trong “Sốt mưa”:

Cơn sốt mưa rơi chật nêm/ dội hôm buốt giá/ dội đêm sảng hồn/… cơn sốt mưa lệ lệ đào/ ngày như mê ngủ/ chiều trào dâng đêm

Hay trong bài “Bện nhớ”, nhà thơ vận dụng điệp ngữ khá thành công. Khi sợi tóc theo tuổi bỏ người đi, hương tóc đi về trong xoắn xuýt nỗi nhớ bện chặt, nỗi buồn nhớ dâng lên:

Tóc thưa dần thưa dần/ ngày chênh vênh chênh vênh/ cô đơn cô đơn bến/ nhớ đầy thêm đầy thêm

Dù mơ hay thực, dù đời không là mơ cũng cần những giấc mơ và biết sống trọn vẹn trong đời thực, ấy là biết đủ mà vui:

Dẫu khóc khô không lệ/ cũng triển lãm nụ cười/ trái tim luôn khống chế/ héo sầu cũng hóa tươi” (Những vụn trầm)

Vâng, những vụn trầm lặng lẽ tỏa hương, cất lời.

Bài đăng Tạp chí Văn nghệ TPHCM số 35, ngày 4/8/2022.

 

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Văn chương và những ngộ nhận đáng buồn
Tôi đã đọc một số bài thơ của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều từ những năm trước, nó như có tính “dự báo”, “dọn đường” cho trường ca “Lò mổ” ra đời tạo được tiếng vang. Và thi ca với sứ mệnh thiêng liêng của nó, qua trường ca “Lò Mổ” cũng sẽ vượt qua biên giới của lý trí để tới với bạn bè năm châu bốn biển.
Xem thêm
Vai trò của chúa Trịnh với thương cảng Phố Hiến
Suốt chiều dài lịch sử dân tộc Việt Nam, địa danh Phố Hiến vừa thân thương vừa thân thuộc trong trí nhớ mọi người. Phố Hiến từng là một thương cảng lớn sầm uất và quan trọng bậc nhất của xứ Đàng ngoài (miền Bắc Việt Nam).
Xem thêm
Những nụ hôn chữa lành
Đọc tập thơ Ấm lòng những nụ hôn như thế của Phạm Đình Phú
Xem thêm
Trở lại cánh đồng thơ của nhà thơ Nguyễn Vũ Quỳnh
Nhà thơ Y Phương ở miền non nước Cao Bằng đã từng tâm niệm: “Thơ cũng giống như tình yêu. Không có sự run rẩy thì không có thơ“. Quả thực, thơ ca thực sự là kết tinh, là ngọc đọng, là phiến Kỳ nam trong rừng trầm hương, là hạt minh châu trong biển hạt trai, là tinh hoa trong vườn phương thảo.
Xem thêm
“Những nụ hôn như thế” – từ ngọn lửa yêu thương đến ngọn nguồn hy sinh
Cảm nhận về bài thơ cùng tên trong tập thơ của Phạm Đình Phú – Hội viên Hội Nhà văn TP.HCM
Xem thêm
Bước đầu tìm hiểu 50 năm thơ Bình Định (1975-2025)
Bình Định – vùng “Đất võ trời văn” – không chỉ nổi tiếng với truyền thống thượng võ, mà còn là mảnh đất đã sản sinh và nuôi dưỡng nhiều thế hệ thi sĩ tài hoa.
Xem thêm
Sự hồi quang ký ức trong “Bài thơ cánh võng”
Bài viết của nhà thơ Đặng Huy Giang
Xem thêm
Văn học Bình Dương – 50 năm một hành trình lặng lẽ và bền bỉ
Bài viết công phu của tác giả Nguyễn Quế không chỉ khắc họa hành trình văn học của vùng đất Thủ suốt 50 năm qua...
Xem thêm
5 sắc thái của một giọng thơ lạ trong “Ru say muợn tỉnh – Ru tình mượn nhau”
Bài viết của Lương Cẩm Quyên sẽ đưa bạn đọc khám phá một hồn thơ đầy bản lĩnh, dám giễu đời...
Xem thêm
Thời đương đại nghe lời thơ lục bát ru tình
Bài viết của Tiến sĩ Hà Thanh Vân
Xem thêm
“Nghiêng về phía nỗi đau” - Từ góc nhìn lý thuyết chấn thương
Nguồn: Tạp chí Lý luận phê bình Văn học Nghệ thuật
Xem thêm
Mặc khải của nước, lửa &…
Bài của nhà văn Nguyễn Tham Thiện Kế
Xem thêm
Võ Chí Nhất kể chuyện trinh thám
Một ngày đẹp trời, Võ Chí Nhất gửi tặng tôi cuốn sách vừa ra mắt bạn đọc. Những gì tôi biết về anh, đó là một Đại úy đang công tác trong ngành Công an tuổi đời khoảng ba mươi.
Xem thêm
Bảo Lộc - người thơ ở lại
Nguồn: Văn nghệ Công an
Xem thêm
Nhà thơ Trần Đôn và “hành trình” Rong chơi 2
Ở tuổi U80, nhà thơ Trần Đôn vẫn dồi dào sức sáng tạo, vừa hoàn thành tập thơ Rong chơi 2 – một “hành trình” thi ca “đi dọc đất nước, dọc cuộc đời” đầy chiêm nghiệm.
Xem thêm
Nguyễn Văn Mạnh - Thơ là những trang đời
Bài viết của Nguyễn Văn Hòa đã khắc họa chân dung một hồn thơ đa diện, nơi mỗi vần thơ đều thấm đẫm trải nghiệm, nỗi đau, niềm kiêu hãnh và tình yêu tha thiết với con người, đất nước.
Xem thêm
Khoảng trời xanh ký ức – Tiếng lòng tha thiết của một đời trải nghiệm
Hai bài cảm nhận của nhà thơ Tố Hoài và nhà thơ Phạm Đình Phú
Xem thêm
Thêm một Nguyễn Trường viết phê bình văn học
Bài đăng Thờ báo Văn học Nghệ thuật
Xem thêm