TIN TỨC

Nhà thơ Trần Kim Dung giăng mắc muôn nỗi gần xa

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-10-14 07:40:35
mail facebook google pos stwis
1521 lượt xem

TUY HÒA
 

Nhà thơ Trần Kim Dung ở tuổi 77 vẫn miệt mài những vần điệu thương nhớ qua tập thơ ‘Muôn nỗi gần xa’ nhiều giăng mắc với cuộc đời, với tình người.


Nhà thơ Trần Kim Dung.

Nhà thơ Trần Kim Dung có nhiều năm làm hiệu trưởng Trường trung học cơ sở An Đà, Hải Phòng. Nghỉ hưu, nhà thơ Trần Kim Dung rời thành phố hoa phượng đỏ vào sinh sống tại TP.HCM và tiếp tục theo đuổi đam mê sáng tác thi ca mà chị ấp ôm từ thời thanh xuân.

Liên tục giành được nhiều giải thưởng văn chương, nhà thơ Trần Kim Dung chứng minh rằng tâm hồn trẻ trung có thể bước qua giới hạn tuổi tác, nghệ thuật luôn rộng cửa cho mọi người và nghệ thuật luôn đủ chỗ cho tri âm. Sau tập thơ “Bầu trời dưới đáy sông” ra mắt năm 2017, nhà thơ Trần Kim Dung vừa giới thiệu tiếp đến công chúng một tập thơ có tên gọi “Muôn nỗi gần xa” do Nhà xuất bản Hội Nhà Văn ấn hành.  

Xuất hiện trong bối cảnh thích ứng bình thường mới sau giai đoạn căng thẳng “Thế giới phẳng sao mà nhiều trắc trở/ Đại dịch đã làm chao đảo cả hành tinh”, tập thơ “Muôn nỗi gần xa” tập trung ghi lại những kỷ niệm của nhà thơ Trần Kim Dung về những vùng đất đã đi qua, những con người đã hạnh ngộ. Nếu tác giả bắt gặp ở núi thiêng Yên Tử có ngôi chùa uy nghiêm “Mái cong vén sương vén mây bay lên đỉnh núi/ Chuông khánh ngân dài nghiêng ngả khắp trùng khơi” thì tác giả lại trông thấy ở Hoa Lư có loài hoa xao xuyến “Bông lau trắng bạt ngàn lưng chừng núi/ Như mây bay mỏng mảnh vắt ngang trời”.

Trên hành trình khám phá vẻ đẹp non sông, nhà thơ Trần Kim Dung bồi hồi vì trầm tích lịch sử hiện diện trong mỗi vẻ đẹp âm thầm. Chị suy tư với thác Bản Giốc vì “Sen không dầm chân nơi hồ ao ngập nước/ Trên đỉnh biên thùy sen tỏa ngát nghìn năm” rồi lại bâng khuâng với hồ Ba Bể vì “Áo chàm thấp thoáng nương xanh/ Để ai tìm mãi dáng hình trong mơ/ Rừng xanh thác cuộn gió mưa/ Ngỡ đâu tiếng triệu năm xưa vọng về”.

 

Trong tập thơ “Muôn nỗi gần xa”, hình ảnh những loài hoa không kiêu kỳ lại thường khơi dậy nhiều cảm xúc cho nhà thơ Trần Kim Dung. Chị ca ngợi hoa cúc họa mi “Mỏng manh như sợi heo may/ Em làm cầu nối tháng ngày Thu – Đông” và chị đồng cảm hoa tam giác mạch “Em ngủ hoang trên ngực cao nguyên đá/ Nơi lởm chởm cằn khô bỗng trải lụa đào”.
 


Tập thơ "Muôn nỗi gần xa" của Trần Kim Dung.

Đã nếm trải nhiều thăng trầm trên nhân gian, ý thức cội nguồn của nhà thơ Trần Kim Dung được gửi gắm ở những câu thơ bái vọng chốn cũ thôn dã bình yên. Chị trở lại cố hương để được hồi hộp “Đông theo gió bấc về làng/ Vườn ai hoa cải nở vàng bến sông”, nhưng cũng không cách nào che giấu sự khắc khoải “Nghe sông thao thức nghe đê thở dài”.

Chị trở lại cố hương để tìm hơi ấm gần gũi “Hỏi đò đứng đó đợi ai/ Cho ta làm bạn đường dài quá giang” nhưng tốc độ đô thị hóa chóng mặt cũng khiến chị ngậm ngùi “Rặng tre tỏa bóng trong mơ/ Cho ta trú nắng trú mưa đâu rồi/ Làng nay nhà ống cao vời/ Tre còn nức nở bồi hồi đó sao”.

Nhà thơ Trần Kim Dung chọn những vần điệu nhẹ nhàng để khỏa lấp những nhớ thương giăng mắc “Muôn nỗi gần xa”. Thái độ nâng niu và an ủi về sự hữu hạn của kiếp người, đôi khi trở thành niềm thảng thốt trước sự bất tận của thiên nhiên: “Bốn bề xao xác ngàn cây/ Chỉ còn thông biếc tháng ngày vẫn xanh/ Sao cùng phận lá mong manh/ Thông tu bao kiếp mà cành cứ tươi”.

Nguồn: https://nongnghiep.vn/

Bài viết liên quan

Xem thêm
Chất chứa bi hùng vương triều tiền Lý
Nhà văn Phùng Văn Khai quả là quá táo gan và thừa dũng cảm khi bước chân vào một vùng đất trống. Ấy là khi anh quyết định tái hiện các cuộc chống ngoại xâm trong thời kỳ Bắc thuộc bằng văn học. Gánh lấy sứ mệnh vô cùng khó khăn ấy, anh tự xem mình là nhà thám hiểm lịch sử hay một đấng phiêu lưu văn học? Không ai trả lời được câu hỏi ấy, ngoài anh.
Xem thêm
Phật giáo hộ quốc dưới góc nhìn tiểu thuyết vương triều Tiền Lý
Sớm mai, sương bạc vương trên cánh sen tĩnh mặc, hồ nước phẳng lặng phản chiếu bầu trời vô tận. Tiếng chuông chùa ngân dài trong làn gió sớm, tan vào không gian như những vòng sóng lan tỏa, vọng về từ ngàn xưa lời kinh Bát Nhã
Xem thêm
“Thu thức giấc” của Trịnh Bích Ngân - Mùa của những rung động
Bài đăng Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, số tháng 4/2025
Xem thêm
Bây giờ tôi chỉ muốn nói: Cảm ơn!
Bài của nhà văn Tuấn Trần.
Xem thêm
Các cuộc chiến trong lòng chiến tranh...
HOÀNG HÔN DÁT ĐỎ là cuốn tiểu thuyết của Nhà văn Tố Hoài do Nhà xuất bản Lao động ấn hành năm 2016.
Xem thêm
Đặng Nguyệt Anh - Một hồn thơ không tĩnh vật
Bài của PGS.TS Hồ Thế Hà đăng tạp chí Sông Hương
Xem thêm
Mai Quỳnh Nam và một phía
Bài viết của nhà thơ Đặng Huy Giang về thơ Mai Quỳnh Nam
Xem thêm
Một đêm trăng không dễ có ở trên đời!
Bài viết của nhà văn Tuấn Trần.
Xem thêm
Một vọng âm quá khứ hào hùng nhưng lắm đau thương
Đọc “Hòa âm đêm”, Nxb Hội Nhà văn, 2024 của Trương Tuyết Mai
Xem thêm
Khám phá vương triều Tiền Lý qua tiểu thuyết lịch sử
Thượng tá, nhà văn Phùng Văn Khai là người khá đa di năng. Từ lúc bước vào văn nghiệp, anh viết kí, truyện ngắn, làm thơ, cày báo… đều đặn, thuộc dạng “nhạc nào cũng nhảy được” và nhảy khá hay.
Xem thêm
Triệu hạt tâm hồn rót đầy biển tình yêu
Võ Thị Như Mai đọc PHẢI CHI MÂY TRẮNG KHÔNG NGANG NGÕ, Nguyễn Đức Quận, NXB Hội nhà văn, 2024.
Xem thêm
Tiểu luận Võ Quốc Việt: Vài cảm nhận về Cuộc thi Thơ 1-2-3
Cuộc thi Thơ 1-2-3 (The 1-2-3 Poetry Style/ Phannist Poetry) năm 2024 – 2025 đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo các tác giả trong lẫn ngoài nước và đã công bố kết quả. Nhà lý luận phê bình, nhà thơ Võ Quốc Việt – Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam thay mặt Ban Chung khảo đã có bài tiểu luận công phu, sâu sắc mang tính tổng kết về cuộc thi. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Xem thêm
Đọc tập thơ Dọc đường máu của Vương Cường
Nguyên Hùng giới thiệu tập thơ mới của Tiến sĩ nhà thơ Vương Cường
Xem thêm
Vũ điệu tái sinh trong từng cơn đau
Bái viết về tập thơ “Nghiêng về phía nỗi đau” tập thơ của Trịnh Bích Ngân (NXB Hội Nhà văn, quý II, 2024)
Xem thêm
“Ai cũng có ngày xưa” của nhà thơ Trần Duy Hiển
Gió vẫn thổi suốt chiều dài trận mạc/ Người nhẹ nhàng nằm lại lúc vượt sông
Xem thêm
“Theo chồng về quê” của Mai Khoa – một bài thơ hay
Bởi yêu chồng từ lúc mới bén duyên/ Như tình biển yêu thuyền thương nhớ
Xem thêm