Bài Viết
Sáng tác: Lư Nhất Vũ - Lê Giang
Thể hiện: Nguyễn Phi Hùng
Ta về bởi tại ta đi
mây bay cõi biếc cũng vì mây bay
vì đâu ta đến nơi này
núi cao vì núi sông dài vì sông
Nhà thơ, Nhà giáo ưu tú Ngô Minh Oanh là Phó giáo sư, Tiến sĩ sử học sinh năm 1957, quê quán ở Quảng Bình. Ông có hơn 40 dạy học ở nhiều địa phương và hiện là giảng viên Trường Đại học Sư phạm TPHCM.
Nhà thơ, nhà giáo Lương Minh Cừ sinh năm 1952 tại Thái Bình. Ông từng tham gia kháng chiến chống Mỹ ở Nam bộ, về sau sang làm nghĩa vụ quốc tế ở nước bạn Campuchia trong chiến tranh biên giới Tây Nam.
Văn chương TP. Hồ Chí Minh trân trọng giới thiệu bài thơ "Nhớ Văn Cao" vừa được đăng trên Tạp chí Văn nghệ TP. HCM, ca khúc "Mùa xuân đầu tiên" cùng câu chuyện về "số phận long đong"của tác phẩm này.
Người cầm bút phải có sứ mệnh mang văn hóa của dân tộc mình đến với mọi người. Bởi xét đến cùng, cội rễ của thơ ca phải xuất phát từ ngọn nguồn văn hóa của dân tộc mình sinh ra. Dòng chảy ấy là bất tận. Nhà thơ phải biết hòa điệu giữa dòng chảy văn hóa dân tộc với điệu hồn cảm xúc của cá nhân mình. – Quan niệm văn chương Phạm Tiến Triều
Thôi em đừng qua đây
Phố đã gầy guộc lắm
Chỉ còn hạt bụi gầy
Để nương nhờ ảo mộng
Lục bát có vẻ không là thể thơ sở trường của một nhà thơ tự do phóng khoáng không chấp nhận mọi luật lệ khuôn phép như Đỗ Nam Cao. Suốt gần 40 năm làm thơ, Cao chỉ có trên dưới 10 bài thơ lục bát. Hóa ra, Cao hiểu làm lục bát hay quá khó, làm lục bát có bản sắc riêng càng khó hơn nhiều. Đây là thể thơ mơ ước của Đỗ Nam Cao, chỉ khi thấy đầy đủ nội lực anh mới dám làm lục bát. 5 bài thơ ngắn và nhất là trường ca “Hỡi cô cắt cỏ” tôi giới thiệu dưới đây cho thấy Đỗ Nam Cao đã tạo nên một thứ lục bát rất hay của riêng mình, để không phải xấu hổ với ca dao dân ca, với Nguyễn Du, Nguyễn Bính, Nguyễn Duy…