TIN TỨC

Tiếng mưa và hồn thơ tinh tế nồng nàn

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2022-12-04 17:39:19
mail facebook google pos stwis
2110 lượt xem

Thế giới hiện đại đa tạp và nhiễu loạn: tạp âm, tạp hình, tạp niệm và nhiễu loạn thần kinh, tư duy. Đọc tập thơ: "Tiếng mưa" của Vũ Trần Anh Thư (Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, 2022) tôi nhận ra vẻ đẹp trong trẻo và tinh khiết về cảm xúc và tâm hồn của một nhà thơ lần đầu xuất hiện trên thi đàn. Đọc thơ của Vũ Trần Anh Thư tôi chìm đắm và suy tưởng giữa thế giới hình tượng của từng bài thơ để tự thanh lọc tâm hồn, tìm lại sự trong trẻo, hồn nhiên đã đánh mất qua bao chặng đường gió bụi của đời người.

Dù là tập thơ đầu tay nhưng thơ của Vũ Trần Anh Thư đã sâu đằm về cảm xúc, tư duy thơ giàu tính chiêm nghiệm và ngôn ngữ thơ cô đúc, biến ảo. Hầu hết hình tượng thơ trong các bài thơ của Vũ Trần Anh Thư có sự tương tác, giao hòa giữa cái tôi trữ tình và thế giới của con người, sự vật, thiên nhiên đồng thời mang bóng dáng tâm hồn của một người phụ nữ sống nặng nghĩa tình, đa đoan và đam mê cái đẹp, tình yêu và sự sống.

 

Thơ nữ đương đại Việt Nam đã xuất hiện nhiều nhà thơ mạnh mẽ, độc đáo về phong cách sáng tạo nhưng lại thiếu vắng những tác giả thơ có mỹ cảm tinh tế, nồng nàn. Tập thơ: "Tiếng mưa" của Vũ Trần Anh Thư đã hé lộ và định hình một phong cách, giọng thơ sâu đằm, tinh tế và nồng nàn về cảm xúc thẩm mỹ. Thơ của chị giàu chất cảm tinh tế hòa trộn cùng chất nghĩ sâu sắc:

"Một đóa hương

Một đóa trăng

Thắp cho đêm say đắm

Huyễn hoặc

Nồng nàn

Sâu thẳm

Đêm không trăng lộng lẫy quỳnh."

(Thắp)

Vẻ đẹp của sự vật tương tác, giao hòa với nhau trong thế giới siêu cảm của nhà thơ tạo nên một bức tranh lung linh và huyền diệu của đêm trăng. Những câu thơ giàu tính ám gợi lay động miền tâm tưởng của người đọc.

 

Một số câu thơ của Vũ Trần Anh Thư có tính tạo hình và mang yếu tố siêu thực. Sự giao hòa giữa âm thanh và sắc màu trong thơ của chị được khắc họa bằng ngôn từ biến ảo gợi ấn tượng về sự chuyển dịch và sức sống của con người, sự vật:

"Ngày rừng mơ tiếng cúc quỳ

Có người nghiêng vai tháp cổ

Gọi nắng đơm miền miên di."

(Ngày rừng mơ tiếng cúc quỳ)

Những câu thơ tình của Vũ Trần Anh Thư không chỉ bộc lộ một trái tim yêu đắm say mà còn khắc họa sự chiêm cảm về mối giao hòa giữa tình yêu và sự sống, giữa thân phận con người và sự vô cùng của vũ trụ:

"Em - Anh đôi hạt bụi người

Cuốn vào nhau để cùng trôi… vô cùng."

(Cuốn)

"Anh

Kẻ lạc mình từ mùa xa vắng

Tưởng đã giấu tóc mây tận cùng vòm ngực

Chiều nay

Ngơ ngẩn ngược dòng cổ độ một làn hương."

(Ẩn dụ)

Các nhà thơ nữ thường có nhiều câu thơ hay viết về mẹ. Giống như các nhà thơ nam thường có nhiều câu thơ hay viết về cha. Sự giống nhau về giới tính và chất tâm hồn dễ tạo được sự đồng cảm và sẻ chia. Vũ Trần Anh Thư đã khắc họa vẻ đẹp của sự tảo tần và sự tận hiến cho đời cho con của một người mẹ:

"Chắt chiu nắng ngọt gió lành

Bao nhiêu xuân sắc mẹ dành cho con"

(Mẹ)

Hai câu thơ tài hoa và độc đáo viết về mẹ của Vũ Trần Anh Thư đã bộc lộ một hồn thơ sâu đằm, giàu lòng trắc ẩn. Thơ chị như một thứ trái cây đầu mùa đã bắt đầu chín và tỏa hương dâng tặng cho người, cho đời.

 

Mỹ Tho, 10/2022

Võ Tấn Cường

Bài viết liên quan

Xem thêm
Bài thơ ANH QUÊN của nhà thơ Phạm Đình Phú
Bài của nhà thơ Nguyễn Đình Sinh
Xem thêm
Dưới gầm trời lưu lạc – Bản ngã nhà báo trong vỏ bọc nhà văn
“Dưới gầm trời lưu lạc” không chỉ là tựa đề một tập sách bút ký xuất sắc của nhà báo Đỗ Doãn Hoàng, mà còn là một hành trình tinh thần đầy trăn trở giữa lằn ranh của báo chí và văn chương.
Xem thêm
Người thơ mang áo blouse
Bài của Đại tá nhà văn Nguyễn Minh Ngọc
Xem thêm
Xuân Trường mưa mai trong nắng chiều
Bài viết của nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng
Xem thêm
Nụ hôn – biểu tượng của ký ức và lòng nhân hậu
Qua lăng kính bình thơ của hai nữ nhà thơ Minh Hạnh và Nguyễn Thị Phương Nam, người đọc có thể cảm nhận được những “nụ hôn” mang hình dáng đất nước
Xem thêm
Văn chương và những ngộ nhận đáng buồn
Tôi đã đọc một số bài thơ của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều từ những năm trước, nó như có tính “dự báo”, “dọn đường” cho trường ca “Lò mổ” ra đời tạo được tiếng vang. Và thi ca với sứ mệnh thiêng liêng của nó, qua trường ca “Lò Mổ” cũng sẽ vượt qua biên giới của lý trí để tới với bạn bè năm châu bốn biển.
Xem thêm
Vai trò của chúa Trịnh với thương cảng Phố Hiến
Suốt chiều dài lịch sử dân tộc Việt Nam, địa danh Phố Hiến vừa thân thương vừa thân thuộc trong trí nhớ mọi người. Phố Hiến từng là một thương cảng lớn sầm uất và quan trọng bậc nhất của xứ Đàng ngoài (miền Bắc Việt Nam).
Xem thêm
Những nụ hôn chữa lành
Đọc tập thơ Ấm lòng những nụ hôn như thế của Phạm Đình Phú
Xem thêm
Trở lại cánh đồng thơ của nhà thơ Nguyễn Vũ Quỳnh
Nhà thơ Y Phương ở miền non nước Cao Bằng đã từng tâm niệm: “Thơ cũng giống như tình yêu. Không có sự run rẩy thì không có thơ“. Quả thực, thơ ca thực sự là kết tinh, là ngọc đọng, là phiến Kỳ nam trong rừng trầm hương, là hạt minh châu trong biển hạt trai, là tinh hoa trong vườn phương thảo.
Xem thêm
“Những nụ hôn như thế” – từ ngọn lửa yêu thương đến ngọn nguồn hy sinh
Cảm nhận về bài thơ cùng tên trong tập thơ của Phạm Đình Phú – Hội viên Hội Nhà văn TP.HCM
Xem thêm
Bước đầu tìm hiểu 50 năm thơ Bình Định (1975-2025)
Bình Định – vùng “Đất võ trời văn” – không chỉ nổi tiếng với truyền thống thượng võ, mà còn là mảnh đất đã sản sinh và nuôi dưỡng nhiều thế hệ thi sĩ tài hoa.
Xem thêm
Sự hồi quang ký ức trong “Bài thơ cánh võng”
Bài viết của nhà thơ Đặng Huy Giang
Xem thêm
Văn học Bình Dương – 50 năm một hành trình lặng lẽ và bền bỉ
Bài viết công phu của tác giả Nguyễn Quế không chỉ khắc họa hành trình văn học của vùng đất Thủ suốt 50 năm qua...
Xem thêm
5 sắc thái của một giọng thơ lạ trong “Ru say muợn tỉnh – Ru tình mượn nhau”
Bài viết của Lương Cẩm Quyên sẽ đưa bạn đọc khám phá một hồn thơ đầy bản lĩnh, dám giễu đời...
Xem thêm
Thời đương đại nghe lời thơ lục bát ru tình
Bài viết của Tiến sĩ Hà Thanh Vân
Xem thêm
“Nghiêng về phía nỗi đau” - Từ góc nhìn lý thuyết chấn thương
Nguồn: Tạp chí Lý luận phê bình Văn học Nghệ thuật
Xem thêm
Mặc khải của nước, lửa &…
Bài của nhà văn Nguyễn Tham Thiện Kế
Xem thêm
Võ Chí Nhất kể chuyện trinh thám
Một ngày đẹp trời, Võ Chí Nhất gửi tặng tôi cuốn sách vừa ra mắt bạn đọc. Những gì tôi biết về anh, đó là một Đại úy đang công tác trong ngành Công an tuổi đời khoảng ba mươi.
Xem thêm
Bảo Lộc - người thơ ở lại
Nguồn: Văn nghệ Công an
Xem thêm