TIN TỨC

Tuổi thơ bên dòng lũ

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2024-10-27 13:40:11
mail facebook google pos stwis
965 lượt xem

Nghe tin bão số 9 vào Đà Nẵng, tôi điện hỏi thăm ông anh họ, anh nói: “Năm ni bão rất “hiền”, nó vừa “ghé” Đà Nẵng được vài tiếng thì chạy ra Huế rồi. Lũ về nho nhỏ, bà con mình không sao cả, em yên tâm”. Nghe anh nói tôi thấy nhẹ lòng.

Ảnh Internet

Tôi từng có 7 năm lớn lên tại Đà Nẵng, đến khi 7 tuổi vào lớp 2 thì ba mẹ mới đưa vào Nam. Gia đình tôi đi theo diện Kinh tế mới. Vì thế tôi cũng có khoảng tuổi thơ khá dài gắn bó với với đất miền Trung, đặc biệt là vùng đất QNĐN. Ngày ấy, cách đây cũng đã 40 năm tôi từng chứng kiến những trận lũ lớn đổ về vùng đất Cẩm Lệ, qua sông Cầu Đỏ. Và tôi xem đó là điều tất nhiên và rất đổi bình thường, vì mẹ tôi nói, năm nào mình cũng phải chống lũ và chạy lụt như thế.

Tuy lũ lụt mang đến cho gia đình và xóm làng nhiều thiệt hại, và tôi vẫn nhận thức được điều đó qua ánh mắt âu lo và công việc chạy lũ của mẹ tôi. Nhưng không hiểu sao ở thời tuổi thơ tôi lại thích thú khi nhìn thấy lũ về. Tôi vẫn còn nhớ những ngày mưa tầm tã, khi nước lũ bắt đầu tràn vào nhà, mẹ tôi gánh 3 anh em tôi trên 2 chiếc thúng tre chạy lên đường quốc lộ, nơi có ngôi trường PTCS được xây dựng trên vùng đất cao ráo. Ở đó tôi gặp những người cùng trang lứa, được nghịch nước, được người lớn cõng đi be bờ, giăng lưới bắt cá, đặc biệt là bắt dế... Những giây phút ấy trở thành ký ức đẹp đẽ, khi chúng tôi hào hứng thả lưới vào dòng nước, mong chờ những chú cá béo tròn hay những chú dế côm mập ú, đặc sản mà chỉ có mùa lũ mới đem lại.

Khi nước lũ ngừng chảy xiết là lúc chúng tôi lại theo ông bà, cha mẹ chèo ghe đi vớt gà vịt và những con vật trôi nổi. Nhớ có lần cậu tôi với được 1 con heo to đang trôi vào đầu xóm. Thế là đêm đó bọn trẻ chúng tôi được ăn một bữa thịt heo no nê và thưởng thức mùi dế côm mẹ nướng thơm lừng và béo ngậy. Vốn sẵn tính tiết kiệm, cả nhà ông ngoại xúm lại ráng từng miếng da heo thành tóp mở, hầm xương heo làm nước súp để dành ăn trong những ngày tới.

Khi lớn hơn một chút nữa, tôi mới hiểu rằng, sau mỗi cơn bão, bên cạnh những thiệt hại về tài sản, vật chất thì còn có những nỗi đau về tinh thần, nỗi đau mất mát. Nhưng tất cả rồi cũng qua đi, vết thương nào rồi cũng lành lặng và điều tôi cảm nhận rõ nhất còn lại là sự đoàn kết, là tình làng nghĩa xóm và tính tương thân, tương ái của đồng bào miền Trung chịu khó. Mỗi khi có lũ, mọi người lại tự nguyện giúp đỡ lẫn nhau. Những bát cơm nóng hổi, những nắm gạo, củ khoai, hũ mắm, bịch cá khô, thùng nước sạch được chia sẻ như một cách để xoa dịu nỗi đau và khắc phục những mất mát.

Người miền Trung, trong những khoảnh khắc khó khăn nhất, luôn biết cách đứng vững bên nhau. Họ không chỉ sống chung với lũ mà còn xây dựng nên một văn hóa cộng đồng tương thân, tương ái bền vững. Những ký ức về tuổi thơ bên dòng nước lũ không chỉ là dấu ấn của thiên nhiên mà còn là minh chứng cho tình người, cho sự yêu thương và chia sẻ. Chính những điều đó đã giúp cho người dân miền Trung dù khó khăn cách mấy, họ vẫn luôn vượt qua mọi thử thách và những khắc nghiệt của thiên tai.

Có thể nói, dù mưa bão thường mang đến nhiều thiệt hại cho người dân miền Trung, nhưng lũ lụt cũng bồi đắp phù sa cho vùng đồng bằng duyên hải này, nhờ đó mà người dân nơi đây có thể sống bằng nghề nông nghiệp ổn định với mùa màng tốt tươi, cây lúa phát triển.

Phùng Hiệu

Bài viết liên quan

Xem thêm
Tản mạn “Đêm trừ tịch”
Tản văn của Đại tá nhà thơ Trần Thế Tuyển
Xem thêm
Gặp gỡ Trường Sa – yêu hơn Tổ quốc mình
Một hành trình giàu cảm xúc của nhà báo nhà văn Phương Huyền
Xem thêm
Không thể - Trần Thế Tuyển
Không thể – một khúc nhớ lặng lẽ nhưng chan chứa yêu thương và tri ân của Đại tá, nhà báo Trần Thế Tuyển dành cho Đại tá, nhà báo Phạm Đình Trọng
Xem thêm
Ngòi bút thi sĩ giữ lửa nghề báo: Một trăm năm mãi xanh
Chuyên mục Tiếng nói nhà văn của báo Văn nghệ, số 25, ngày 21/6/2025
Xem thêm
Ngày của sự sinh thành - Bút ký của Lê Thị Tuyết
Bài viết về ngày 30/4/1975 và những năm tháng không thể nào quên
Xem thêm
“Quan trí” - Bút ký của Lê Thanh Huệ
Nguồn: Báo Văn nghệ - Hội Nhà Văn Việt Nam số 3193
Xem thêm
Vì yêu mến chữ yêu người yêu văn
Bút kí của LA GIANG (Nguyễn Minh Đức)
Xem thêm
Trước bóng tiền nhân – Ký của Nguyên Hùng
Bài đăng Tạp chí Sông Lam, số tháng 5 năm 2025
Xem thêm
Cây bàng vuông trên đất Hải Châu
Về quê, tôi nhận được tin nhắn của Chuẩn Đô đốc Ngô Văn Phát Nguyên Chính uỷ Vùng 5 Hải quân “Trân trọng mời anh dự lễ trồng bàng vuông do Mặt trận Tổ quốc huyện đảo Trường Sa tặng“. Đúng giờ chúng tôi đến ngôi nhà nhỏ của Chuẩn Đô đốc nằm cạnh dòng kênh nhỏ bên bờ biển Thịnh Long nổi tiếng, thơ mộng. Đồng đội, bạn học và bà con nội ngoại của chủ nhà đã tề tựu đông đủ. Phần lớn là cựu chiến binh (CCB) lớn tuổi quân phục hải quân trắng tinh với đường viền màu xanh da trời thân thuộc.Gặp nhau là quý rồi. Một CCB cao niên mặc quân phục Hải quân nhắc lại lời của Người Anh Cả quân đội – Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm mọi người rưng rưng. Tôi thấy đôi mắt Chuẩn Đô đốc Ngô Văn Phát đỏ hoe. Càng thấy việc làm của vị tướng Hải quân này có ý nghĩa.Chỗ quen biết từ lâu (anh trai Ngô Văn Phát học cấp 3 cùng liên khoá với chúng tôi), Ngô Văn Phát bộc bạch:• Có thể nói cả đời quân ngũ, tôi gắn bó với biển đảo. Năm 2024 thăm lại Trường Sa. Bà con và đồng đội tặng cây bàng vuông. Tôi mang về quê trồng để ghi nhớ những năm tháng gắn bó với Trường Sa, biển đảo. Khi làm báo QĐND, tôi có dịp làm việc với Ngô Văn Phát và đơn vị của anh- những chiến sĩ Hải quân như cây phong ba, bàng vuông giữa biển cả. Người con trai có dáng nhỏ thó, nhanh như sóc từ làng quê “ chân lấm tay bùn” trở thành vị tướng chỉ huy tài ba như đồng đội của anh khen tặng. Trở về đời thường, Ngô Văn Phát sống bình dị như bao chàng trai miền sông nước này. Luôn hướng về quê hương, góp sức xây dựng nông thôn mới, Ngô Văn Phát còn trực tiếp làm Chủ tịch Ban liên lạc cựu học sinh THPT B Hải Hậu tại TP.HCM và khu vực phía Nam. Dưới sự hướng đạo của vị tướng – cựu học sinh này, hội cựu học sinh THPT B Hải Hậu đã làm được nhiều việc cho quê hương, cho ngôi trường nơi có cây gạo đã đi vào truyền thuyết.“Cây gạo trường ta“ của nhạc sĩ An Hiếu (phổ thơ TTT) đã trở thành ca khúc truyền thống nơi mảnh đất “tầm tang“ giàu đẹp.Cây bàng vuông được Chuẩn Đô đốc Ngô Văn Phát trồng cạnh dòng kênh nơi mảnh đất địa linh sinh nhật kiệt.Mảnh đất miền hạ sông Ninh, cách nay 500 năm tứ tổ khai sáng và cửu tộc lập nghiệp, trong đó có tổ cả của người viết bài này- Cụ Trần Vu – Dinh điền sứ thời hậu Trần. Mảnh đất ấy cách đây vài trăm năm quan triều Nguyễn – nhà thơ NGUYỄN CÔNG TRỨ đã đến đây dẫn dắt cư dân khai phá lập nên miền đất mới. Địa linh sinh nhân kiệt nơi này đã sản sinh ra nhiều “nhân vật nổi tiếng”. Tên tuổi của họ gắn với sự cống hiến cho đất nước như: các vị tướng: Trần Thanh Huyền (Chính uỷ Quân chủng Hải quân) Trần Văn Xuyên (Phó Tư lệnh Quân chủng Hải quân); Ngô Văn Phát (Chính uỷ vùng 5 Hải quân)… và những người “nổi tiếng“ khác: Trần Văn Nhung (nhà toán học đầu đàn- TTBGD); BS Trần Đông A (bàn tay vàng ngành phẫu thuật Việt Nam); Trần Minh Oanh, Nguyễn Văn Tuấn (Chủ tịch tỉnh); Phạm Tất Thắng (Chủ tịch – Bí thư huyện uỷ)… Lễ trồng cây bàng vuông Trường Sa ở quê hương Chuẩn Đô đốc chỉ mang tính biểu tượng. Thông điệp mà Chuẩn Đô đốc Ngô Văn Phát gửi gắm; đó là sự tri ân với đất và người.Đất là nơi chôn nhau cắt rốn – quê cha đất tổ của anh. Người là bậc sinh thành, thầy cô giáo cũ, bà con cô bác đã góp phần nuôi dưỡng, giáo dục anh nên người – cho quân đội vị tướng nhân hậu và nghĩa tình. Và còn nữa, những đồng đội của anh; trong đó có cả những người không trở về sau ngày toàn thắng.Cây bàng vuông do quân dân Trường Sa tặng Chuẩn Đô đốc Ngô Văn Phát sẽ xanh tươi, đơm hoa kết trái, bồi thêm sức sống của vùng đất “ địa linh sinh nhân kiệt“ này. Đó là biểu tượng về chủ quyền biển đảo thiêng liêng của tất cả chúng ta- những cư dân sống trên dải đất hình chữ S thân yêu.Hải Hậu, cuối tháng 5-2025
Xem thêm
Văn chương và lòng yêu nước
Với bài viết “Cờ Tổ quốc trong trái tim tôi”, nhà thơ Trần Xuân Hóa (Đảng bộ phường Cát Lái) vừa được trao giải Khuyến khích tại cuộc thi viết cảm nhận “Quốc kỳ Tổ quốc Việt Nam”
Xem thêm
Anh Lộc – Tản văn Trần Thế Tuyển
Thật bất ngờ, cách đây hơn 5 năm, tôi ra HN dự lễ kết nạp hội viên Hội Nhà văn VN, anh Lộc đứng cạnh tôi cùng nhận quyết định. Quyết định do nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam ký. Điều làm tôi bất ngờ là anh Lộc - người đàn anh cùng xóm, lớn hơn tôi vài tuổi lại mang tên Nguyễn Hoàng Hà.
Xem thêm
Má tôi - Ký của Bích Ngân
Bài đăng báo Người Lao động Xuân Giáp Thìn 2024
Xem thêm
Trường Sa - Nơi biển gọi tên Tổ quốc
Ký của Nguyễn Văn Mạnh, Thời báo Văn học Nghệ thuật
Xem thêm
Ngô Thị Thu Thủy - Người phụ nữ FUJIWA truyền cảm hứng
Bài đăng Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, số tháng 5 năm 2025
Xem thêm
Tôi kể chuyện về một người thầy quan trọng trong đời
Về cô giáo Nguyễn Thị Thúy, Hiệu phó trường Tiểu học Nam Cát – Nam Đàn - Nghệ An
Xem thêm
Thăm chiến trường xưa
Ghi chép của Đại tá, nhà văn Nguyễn Văn Hồng
Xem thêm
Cảm xúc tháng Tư
Ký của nhà thơ Trần Ngọc Phượng
Xem thêm