TIN TỨC

Cua và tôm - Tản văn Trần Thế Tuyển

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2025-07-11 09:52:18
mail facebook google pos stwis
95 lượt xem

TRẦN THẾ TUYỂN

Bây giờ theo sắp xếp địa danh mới, gọi chung là "lục tỉnh Miền Tây". Trước khi sáp nhập, chúng tôi có chuyến "hành hương" cửu tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và ngộ ra nhiều điều – mừng có, lo có!


HẾT VAI TRÒ THÌ NHƯỜNG VAI TRÒ

Đi khắp cửu tỉnh Nam Kỳ, tôi cứ ngẫm những điều mình học hỏi và nghiệm ra. Vật chất quyết định ý thức. Đến lượt nó, ý thức tác động mạnh mẽ để vật chất vận động không ngừng.

Mấy chục năm trước, những tượng đài sừng sững ở những vị trí đắc địa. Nay buộc phải nhường chỗ cho biểu tượng mới. Đúng là cái gì cũng có vai trò lịch sử của nó. Hết vai trò thì nhường vai trò.

Tìm mãi mới thấy tượng đài ghi công 10 liệt sĩ hy sinh trong cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai trước Cách mạng Tháng Tám. Công viên đồ sộ hoành tráng ấy khiêm tốn nhường chỗ cho cây cầu như mơ bắc qua sông Cái, nối liền Năm Căn với Đất Mũi.


Tượng đài khởi nghĩa Hòn Khoai.

Đến Đất Mũi, trước khi thăm Cột Cờ và Cột mốc quốc gia, phải dừng lại chiêm ngưỡng biểu tượng CUA hoành tráng nơi ngã ba sầm uất. "Trồng cây gì, nuôi con gì?" – câu hỏi của vị lãnh đạo đất nước một thời thật đáng suy ngẫm. Đến Cà Mau sẽ thấy nuôi con CUA là cứu cánh. Đến Bạc Liêu thấy rõ con TÔM được xem là "vị thần" mang no ấm đến mọi nhà. Tượng Tôm được dựng ở quảng trường trung tâm thành phố.

Mục sở thị, chúng tôi ghé thăm đầm tôm của một trong những chủ nhân ở xứ sở này. Đó là người huyết thống gọi chúng tôi là ông bà, cụ kỵ.

Từ TP Bạc Liêu về huyện Hoà Bình chỉ chừng 20 km. Hoàng hôn ập tới, vượt qua những con đường huyết mạch, chúng tôi tới đại bản doanh của những chủ nhân đầm tôm. Chủ nhà gọi chúng tôi bằng chú cô, thay con cháu gọi là ông bà, cụ kỵ, đón tiếp rất trọng thị.

Trước khi ngồi vào bàn đại tiệc, các cháu mời ông bà đi tham quan. Con đường vắt qua đầm tôm chỉ rộng chừng nửa mét. Cháu C – con rể của anh chị tôi – chở chúng tôi trên xe máy đi dạo quanh các hồ.

"Con gái lớn của cháu có trên 100 hồ, con gái nhỏ ít hơn. Vợ chồng cháu có hơn 10 hồ. Mỗi hồ thuận lợi mỗi vụ vài ba tấn tôm. Mưa hòa gió thuận thì thu tiền bao tải, nhưng không may thì lỗ trắng mắt. Tiền tỷ và hơn thế..."

Cháu C nói đúng. Nghề nuôi tôm không chỉ là nghề hái ra tiền, mà là nghề thử thách cam go như người đi dây. Nuôi tôm còn hơn nuôi con mọn. Ngoài khoa học kỹ thuật còn cả yếu tố tinh thần. Không phải cứ lập trình và triển khai đúng quy trình là sẽ thành công. Tai ương, vạ gió ngoài ý muốn là chuyện thường ngày.


Biểu tượng tôm ở Bạc Liêu


Biểu tượng cua ở Cà Mau

Tôi đã ngồi trên chiếc xe máy – cỗ xe như "ngựa già" – để cảm nhận và thật sự cảm phục người lao động, đặc biệt là các cháu cháu hậu duệ Trần gia đang chinh phục vùng đất này.

Phải nói, quê hương chúng tôi chưa phải quá giàu. Nhưng đó là chốn dung thân bình yên cho những ai lấy tiêu chí “an lành” làm đầu. Những người muốn thử thách bản thân mới dám rời chốn an yên để dấn thân nơi đầu sóng ngọn gió, chấp nhận thành bại đan xen.

Cả bữa ăn – mà tôi gọi là “đại tiệc” – các cháu dành cho chúng tôi, tôi cứ nghĩ mãi về điều ấy.
 

CÁC CHÁU ĐANG VƯỢT LÊN CHÍNH MÌNH

Trà dư tửu hậu, tôi cao giọng bảo: “Xưa 17 tuổi, ông dám vượt Trường Sơn đi cứu nước, nay các cháu như này cũng bình thường”. Nói xong, tôi biết mình đã nhời quá, lộng ngôn. Không thể so sánh khập khiễng.

Con người là sản phẩm của xã hội. Mỗi thời, con người khẳng định mình theo cách riêng.

Chúng tôi thật lòng thán phục thế hệ con cháu. Họ khẳng định mình. Họ rời xa vùng an toàn, dám dấn thân, vượt qua thử thách. Xưa, chúng tôi vượt qua bom đạn chiến trường. Nay, con cháu vượt qua bão tố thương trường. Và nếu chẳng may “hy sinh”, không những không được gọi là liệt sĩ mà có khi còn vướng vòng lao lý.


Quê nhà của tác giả.

Nghĩ vậy mà cầm ly rượu quê lên miệng, mắt tôi cay sè. Không biết vì nồng độ rượu nếp A1 Hải Hậu hay vì ngưỡng mộ, thương yêu hậu duệ Trần gia – những giọt máu của tổ tiên – đang ngày ngày vượt lên chính mình.

Bạc Liêu, đêm 01-7-2025.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Tản mạn “Đêm trừ tịch”
Tản văn của Đại tá nhà thơ Trần Thế Tuyển
Xem thêm
Gặp gỡ Trường Sa – yêu hơn Tổ quốc mình
Một hành trình giàu cảm xúc của nhà báo nhà văn Phương Huyền
Xem thêm
Không thể - Trần Thế Tuyển
Không thể – một khúc nhớ lặng lẽ nhưng chan chứa yêu thương và tri ân của Đại tá, nhà báo Trần Thế Tuyển dành cho Đại tá, nhà báo Phạm Đình Trọng
Xem thêm
Ngòi bút thi sĩ giữ lửa nghề báo: Một trăm năm mãi xanh
Chuyên mục Tiếng nói nhà văn của báo Văn nghệ, số 25, ngày 21/6/2025
Xem thêm
Ngày của sự sinh thành - Bút ký của Lê Thị Tuyết
Bài viết về ngày 30/4/1975 và những năm tháng không thể nào quên
Xem thêm
“Quan trí” - Bút ký của Lê Thanh Huệ
Nguồn: Báo Văn nghệ - Hội Nhà Văn Việt Nam số 3193
Xem thêm
Vì yêu mến chữ yêu người yêu văn
Bút kí của LA GIANG (Nguyễn Minh Đức)
Xem thêm
Trước bóng tiền nhân – Ký của Nguyên Hùng
Bài đăng Tạp chí Sông Lam, số tháng 5 năm 2025
Xem thêm
Cây bàng vuông trên đất Hải Châu
Về quê, tôi nhận được tin nhắn của Chuẩn Đô đốc Ngô Văn Phát Nguyên Chính uỷ Vùng 5 Hải quân “Trân trọng mời anh dự lễ trồng bàng vuông do Mặt trận Tổ quốc huyện đảo Trường Sa tặng“. Đúng giờ chúng tôi đến ngôi nhà nhỏ của Chuẩn Đô đốc nằm cạnh dòng kênh nhỏ bên bờ biển Thịnh Long nổi tiếng, thơ mộng. Đồng đội, bạn học và bà con nội ngoại của chủ nhà đã tề tựu đông đủ. Phần lớn là cựu chiến binh (CCB) lớn tuổi quân phục hải quân trắng tinh với đường viền màu xanh da trời thân thuộc.Gặp nhau là quý rồi. Một CCB cao niên mặc quân phục Hải quân nhắc lại lời của Người Anh Cả quân đội – Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm mọi người rưng rưng. Tôi thấy đôi mắt Chuẩn Đô đốc Ngô Văn Phát đỏ hoe. Càng thấy việc làm của vị tướng Hải quân này có ý nghĩa.Chỗ quen biết từ lâu (anh trai Ngô Văn Phát học cấp 3 cùng liên khoá với chúng tôi), Ngô Văn Phát bộc bạch:• Có thể nói cả đời quân ngũ, tôi gắn bó với biển đảo. Năm 2024 thăm lại Trường Sa. Bà con và đồng đội tặng cây bàng vuông. Tôi mang về quê trồng để ghi nhớ những năm tháng gắn bó với Trường Sa, biển đảo. Khi làm báo QĐND, tôi có dịp làm việc với Ngô Văn Phát và đơn vị của anh- những chiến sĩ Hải quân như cây phong ba, bàng vuông giữa biển cả. Người con trai có dáng nhỏ thó, nhanh như sóc từ làng quê “ chân lấm tay bùn” trở thành vị tướng chỉ huy tài ba như đồng đội của anh khen tặng. Trở về đời thường, Ngô Văn Phát sống bình dị như bao chàng trai miền sông nước này. Luôn hướng về quê hương, góp sức xây dựng nông thôn mới, Ngô Văn Phát còn trực tiếp làm Chủ tịch Ban liên lạc cựu học sinh THPT B Hải Hậu tại TP.HCM và khu vực phía Nam. Dưới sự hướng đạo của vị tướng – cựu học sinh này, hội cựu học sinh THPT B Hải Hậu đã làm được nhiều việc cho quê hương, cho ngôi trường nơi có cây gạo đã đi vào truyền thuyết.“Cây gạo trường ta“ của nhạc sĩ An Hiếu (phổ thơ TTT) đã trở thành ca khúc truyền thống nơi mảnh đất “tầm tang“ giàu đẹp.Cây bàng vuông được Chuẩn Đô đốc Ngô Văn Phát trồng cạnh dòng kênh nơi mảnh đất địa linh sinh nhật kiệt.Mảnh đất miền hạ sông Ninh, cách nay 500 năm tứ tổ khai sáng và cửu tộc lập nghiệp, trong đó có tổ cả của người viết bài này- Cụ Trần Vu – Dinh điền sứ thời hậu Trần. Mảnh đất ấy cách đây vài trăm năm quan triều Nguyễn – nhà thơ NGUYỄN CÔNG TRỨ đã đến đây dẫn dắt cư dân khai phá lập nên miền đất mới. Địa linh sinh nhân kiệt nơi này đã sản sinh ra nhiều “nhân vật nổi tiếng”. Tên tuổi của họ gắn với sự cống hiến cho đất nước như: các vị tướng: Trần Thanh Huyền (Chính uỷ Quân chủng Hải quân) Trần Văn Xuyên (Phó Tư lệnh Quân chủng Hải quân); Ngô Văn Phát (Chính uỷ vùng 5 Hải quân)… và những người “nổi tiếng“ khác: Trần Văn Nhung (nhà toán học đầu đàn- TTBGD); BS Trần Đông A (bàn tay vàng ngành phẫu thuật Việt Nam); Trần Minh Oanh, Nguyễn Văn Tuấn (Chủ tịch tỉnh); Phạm Tất Thắng (Chủ tịch – Bí thư huyện uỷ)… Lễ trồng cây bàng vuông Trường Sa ở quê hương Chuẩn Đô đốc chỉ mang tính biểu tượng. Thông điệp mà Chuẩn Đô đốc Ngô Văn Phát gửi gắm; đó là sự tri ân với đất và người.Đất là nơi chôn nhau cắt rốn – quê cha đất tổ của anh. Người là bậc sinh thành, thầy cô giáo cũ, bà con cô bác đã góp phần nuôi dưỡng, giáo dục anh nên người – cho quân đội vị tướng nhân hậu và nghĩa tình. Và còn nữa, những đồng đội của anh; trong đó có cả những người không trở về sau ngày toàn thắng.Cây bàng vuông do quân dân Trường Sa tặng Chuẩn Đô đốc Ngô Văn Phát sẽ xanh tươi, đơm hoa kết trái, bồi thêm sức sống của vùng đất “ địa linh sinh nhân kiệt“ này. Đó là biểu tượng về chủ quyền biển đảo thiêng liêng của tất cả chúng ta- những cư dân sống trên dải đất hình chữ S thân yêu.Hải Hậu, cuối tháng 5-2025
Xem thêm
Văn chương và lòng yêu nước
Với bài viết “Cờ Tổ quốc trong trái tim tôi”, nhà thơ Trần Xuân Hóa (Đảng bộ phường Cát Lái) vừa được trao giải Khuyến khích tại cuộc thi viết cảm nhận “Quốc kỳ Tổ quốc Việt Nam”
Xem thêm
Anh Lộc – Tản văn Trần Thế Tuyển
Thật bất ngờ, cách đây hơn 5 năm, tôi ra HN dự lễ kết nạp hội viên Hội Nhà văn VN, anh Lộc đứng cạnh tôi cùng nhận quyết định. Quyết định do nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam ký. Điều làm tôi bất ngờ là anh Lộc - người đàn anh cùng xóm, lớn hơn tôi vài tuổi lại mang tên Nguyễn Hoàng Hà.
Xem thêm
Má tôi - Ký của Bích Ngân
Bài đăng báo Người Lao động Xuân Giáp Thìn 2024
Xem thêm
Trường Sa - Nơi biển gọi tên Tổ quốc
Ký của Nguyễn Văn Mạnh, Thời báo Văn học Nghệ thuật
Xem thêm
Ngô Thị Thu Thủy - Người phụ nữ FUJIWA truyền cảm hứng
Bài đăng Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, số tháng 5 năm 2025
Xem thêm
Tôi kể chuyện về một người thầy quan trọng trong đời
Về cô giáo Nguyễn Thị Thúy, Hiệu phó trường Tiểu học Nam Cát – Nam Đàn - Nghệ An
Xem thêm
Thăm chiến trường xưa
Ghi chép của Đại tá, nhà văn Nguyễn Văn Hồng
Xem thêm
Cảm xúc tháng Tư
Ký của nhà thơ Trần Ngọc Phượng
Xem thêm