Bài Viết
Hầu như ca từ trong Khúc ru trầm thể hiện đầy đủ mọi cung bậc cảm xúc, bao quát mọi khía cạnh của đời sống bằng sự quan sát tinh tế và thấu đáo của một con người từng trải. 77 ca khúc được phổ từ thơ của Nguyễn Ngọc Hạnh trong tuyển tập này như bản hòa ca đẹp về thơ, về đời, về người, về tình cảm với quê hương, đất mẹ. Khúc ru trầm đã thêm một minh chứng cho hành trình sáng tạo và lao động nghệ thuật bền bỉ, nghiêm túc của nhà thơ Nguyễn Ngọc Hạnh. Hơn ai hết chính anh là người hiểu sâu sắc mối quan hệ giữa nhà thơ với thơ, giữa thơ ca và âm nhạc. Đó là nơi trú ngụ, nương thân, tỏa sáng, nâng đỡ nhau và làm đẹp cho nhau.
Khi nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm từ trần thì báo Văn nghệ đã in xong báo Tết gộm 3 số nên không kịp đăng bài về nhà thơ tài hoa. Bài viết này như một nén nhang tưởng nhớ nhà thơ, nhà văn, nhà lý luận phê bình văn học Nguyễn Vũ Tiềm.
Nói về Văn Cao, dường như bao nhiêu mỹ từ cũng không đủ, nhưng đôi khi một từ cũng thành thừa; bởi từ những tác phẩm của ông đã toát lên đủ cả tài năng và tâm hồn.
Mỗi người thăm thẳm một chiêm bao (Trần Dần)
Tôi gặp Hoàng Cầm lần đầu tiên vào những năm bảy mươi. Tập thơ Về Kinh Bắc bấy giờ còn là bản thảo. Một cuốn sổ bìa cứng, giấy carô và những con chữ phóng túng như muốn vượt ra ngoài lề. Đặc biệt, thỉnh thoảng lại có một bức tranh minh họa của Bùi Xuân Phái, Sĩ Ngọc…, hay của chính nhà thơ. Về Kinh Bắc với những giai thoại về số phận của nó đã gây cho tôi một ấn tượng bàng hoàng. Tôi nài nỉ Trúc Thông dẫn tôi đến nhà Hoàng Cầm. Bấy giờ ông được phép mở quán rượu tại gia để lấy tiền độ nhật. Hoàng Cầm là một người dong dỏng, đẹp trai, giọng nói ấm áp, cách nói hấp dẫn, hơi trình diễn, và đầy một sự dịu dàng nữ tính. Ông thật tương phản với tất cả những gì xung quanh: căn nhà cấp bốn lụp xụp, tối tăm và lũ tửu đồ thô kệch mà ông phải lăng xăng phục vụ. Tôi và Trúc Thông chọn một góc khuất, gọi hai chén rượu và ngắm Hoàng Cầm.
Trong sự nghiệp văn chương phong phú của nhà văn Lê Văn Nghĩa, ngoài thể loại trào phúng và tạp bút, biên khảo, anh còn có 4 cuốn truyện viết về học đường miền Nam trước năm 1975, mà cụ thể là Sài Gòn-Chợ Lớn nơi sinh trưởng nên anh. Khởi đầu là Mùa hè năm Petrus và kết thúc với Mùa tiểu học cuối cùng. Sự hài hòa giữa tư liệu đời sống với liên tưởng hư cấu, giữa văn học với giáo dục đạo đức qua giọng điệu và cách thể hiện tự trào riêng biệt của Lê Văn Nghĩa đã mang lại những trang sách sinh động không chỉ cho bạn đọc thiếu nhi…
(Vanchuongthanhphohochiminh.vn) – Trong thơ ca truyền thống, mùa thu là nguồn cảm hứng sáng tạo cho bao thi sĩ. Nhưng không biết tự bao giờ, mùa thu thường gắn với nỗi buồn. Dường như trong thơ ca truyền thống chưa thấy bài thơ nào viết về mùa thu mà vui cả, mà chủ yếu là buồn, nếu không quá buồn thì cũng man mác buồn.
Là một trong số các tác giả của nền văn học Việt Nam hiện đại, Nguyễn Thành Nhân để lại cho bạn đọc những ấn tượng khá sâu đậm về một nhà văn mang đầy chất lính và mang nét lãng tử của người Sài Gòn.
(Vanchuongthanhphohochiminh.vn) – Tôi có cơ duyên quen biết Đinh Thanh Huyền từ mười mấy năm trước. Là giáo viên dạy văn “cứng cựa” ở một trường THPT chuyên, hẳn nhiên chị có năng lực thẩm thơ tốt. Chị cũng từng làm thơ, tôi đã đọc được tập thơ của chị do Nhà xuất bản Hội nhà văn ấn hành có cái tên rất ấn tượng “Nước mắt tôi là cát”. Một lối thơ câu chữ tiết chế, ít bận tâm vần luật, liều liên tưởng phóng túng khiến hình ảnh xuất hiện như từ cõi mộng du, nhưng có khả năng ám ảnh tâm trí người ta. Tôi tin, nếu tiếp tục làm thơ, chị sẽ nằm trong số những người mang khát vọng vượt thoát khỏi từ trường thơ truyền thống.
Tác phẩm Phù sa châu thổ của nhà văn Hoài Hương gồm có 12 truyện ngắn và 5 tạp văn.
Bài giới thiệu Dòng biên viễn và Sài Gòn thở chậm hít sâu.