TIN TỨC

Mâm cỗ chay phong cách cung đình Huế xưa

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2022-01-22 13:01:55
mail facebook google pos stwis
2046 lượt xem

Hồ Đắc Thiếu Anh

(Vanchuongpthanhphohochiminh.vn) – Tự bao đời nay, Huế vùng đất đựơc xem là kinh đô Phật giáo, nơi mà giáo lý Từ bi và Trí tuệ của Đức Phật thấm đẫm trong mỗi ngọn cỏ cành cây, trong nếp sống thừơng nhật của giới vua chúa cũng như dân dã. Ẩm thực chay xứ Huế vì vậy không chỉ đựơc biết đến qua nếp sống thanh đạm ở chốn thiền môn, ở trong dân gian mà còn lan truyền vào tận chốn cung đình. Các vị chúa mở đầu triều Nguyễn đã biết lấy Phật giáo làm nơi quy hướng tâm linh và tất nhiên ăn chay đối với họ cũng là một phương thức để di dưỡng tinh thần hướng thượng, đức hiếu sinh trong các đại lễ tế tự của triều đình và cầu quốc thái dân an.

Khác với món chay dân dã hay món được thanh đạm của chốn thiền môn, món chay cung đình Huế xưa được Đội Thượng thiện và các phi tần chế biến rất công phu. Từ khâu chọn nguyên liệu đều là thượng phẩm cho đến phương thức chế biến món ăn phải giàu tính y dược. Hương vị màu sắc hài hòa cân bằng ngũ hành âm dương, cung cách bày biện món ăn rất công phu, cầu kỳ, tinh tế và sang trọng được thực hiện trong mỗi buổi trai giới của vua quan triều Nguyễn không thua gì sơn hào hải vị.


Minh họa (Ảnh: Internet)

Theo sách Hội Điển Sự Lệ, cỗ chay để cúng ở các chùa, cỗ hạng nhất có 25 món, cỗ hạng hai có 20 món, mỗi món mang một câu chuyện, một tên gọi mà qua thời gian những món chay cung đình hoà cùng món chay trong dân gian tạo nên một nét văn hoá đặc sắc của ẩm thực chay Việt Nam.

Cho dù giờ đây: “Thăng trầm bụi phủ cung vua / Hài in gót ngọc mấy mùa rêu phong”, thì nghệ nhân cũng muốn tái hiện lại mâm cỗ chay theo phong cách cung đình xưa. Trên nền nguyên liệu thực vật tự nhiên có sẵn, nghệ nhân chế biến những món ăn dân dã trở thành những món ăn lung linh hương sắc, giống như các phẩm vị cung đình xưa. Trước là để giới thiệu cái riêng sang trọng theo đúng nghĩa tinh hoa văn hoá ẩm thực Việt Nam với thực khách bốn phương – một di sản văn hoá vật chất của một dân tộc, một địa phương mà ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo đã thấm sâu trong di sản văn hóa của cư dân Huế. Sau là một sự báo ân đối với tiền nhân đã để lại cho hậu sinh gia tài văn hoá ẩm thực chay vô cùng phong phú và đặc sắc, làm nền tảng cho đời sau có ý thức hướng thiện, biết ơn cuộc đời đã cho ta đầy đủ thực phẩm lành mạnh tự có trong thiên nhiên, để xây dựng cho mình một cuộc sống an lạc.

* Món bánh hoa hồng trên mâm cỗ chay là ý niệm về Mẹ, mà tình thương ấy là một món ngọt ngào, êm dịu và rất ngon lành. Bánh hoa hồng được làm từ bột và nhân nấm, để có hình dáng một chiếc bánh hoa hồng, nghệ nhân sẽ nắn từng cánh hoa kết lại bằng trái tim yêu thương, sự hiếu thảo của con đối với cha mẹ, tình yêu chân thành, son sắc, ý nghĩa cao đẹp hiếu hạnh của người Việt Nam.

“Hoa hồng hồng thắm trên tay

Con xin dâng mẹ đời này đời sau”

H.Đ.T.A

Bài viết liên quan

Xem thêm
Thăm chiến trường xưa
Ghi chép của Đại tá, nhà văn Nguyễn Văn Hồng
Xem thêm
Cảm xúc tháng Tư
Ký của nhà thơ Trần Ngọc Phượng
Xem thêm
Vu vơ ngày cuối tháng Ba – tản văn của Võ Thị Như Mai
Cuộc đời tôi, dẫu có những ngày lặng lẽ bước qua những con đường cũ, vẫn là một khu vườn đầy ắp màu sắc - có cả xanh tươi của hy vọng, cả vàng úa của hoài niệm, nhưng quan trọng nhất, vẫn còn đó những chồi non kiên trì vươn lên sau mỗi lần đổi thay.
Xem thêm
Hélène – con gái ông Tây Việt Minh
Bài của nhà văn Nguyễn Thanh
Xem thêm
Cô bé và đóa hoa hồng – Tạp bút của Võ Đào Phương Trâm
Chiếc xe đạp lộc cộc băng qua con đường đông đúc, lách qua những làn xe liên tục của Sài Gòn, cái dáng mỏng manh, độ chừng mười hai tuổi, bé nhỏ liêu xiêu trên chiếc xe đạp cà tàng, nghe cót két, hình như chiếc xe bị hư gì đó nên thấy nó đạp một cách cực nhọc hơn bình thường.
Xem thêm
Thành phố của lòng nhân ái - Ký của Nguyên Hùng
Ký dự thi “Thành phố tôi yêu, thành phố nghĩa tình” của Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Về Tiên Động nhớ Ngư Phong – Nguyễn Quang Bích
Ngư Phong là tên hiệu của thủ lĩnh miền Thao - Đà trong thời Cần Vương chống Pháp ở Bắc Kỳ. Ông tên thật là Nguyễn Quang Bích (1832 – 1890). Đương thời ông được nhân dân miền Tây Bắc xưng tụng là “phật sống” và hết lòng yêu quý, ngưỡng mộ.
Xem thêm
Lỗi tại Sài Gòn…
Tản văn của La Mai Thi Gia
Xem thêm
Phù Điêu tại đền thờ liệt sĩ Phú Yên
Phù điêu là dạng di sản văn hoá của nhân loại. Đó là hình thức nghệ thuật khắc (chạm) nổi mô tả không gian rộng lớn của một sự kiện lịch sử hoặc chuỗi sự kiện lịch sử. Từ xa xưa, trên thế giới đã xuất hiện những phù điêu nổi tiếng như: La Sơn đại phật (Trung Quốc), Tag- Bostan (I Ran), Tôronat - Sanchi (Ấn Độ), Ăng kor Wat (CPC)… Ở nước ta, nhiều nơi đã có phù điêu gắn với sự kiện lịch sử nổi bật với hình thức thể hiện đa dạng, hoành tráng. Có thể kể tên vài địa danh như phù điêu về “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên Phong” tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ); Phù điêu ở Khu di tích lịch sử Điện Biên Phủ (Điện Biên); Phù điêu ở Bảo tàng Quân khu 4; ở Quảng Ninh, Quân đoàn 3 (Binh đoàn Tây Nguyên) …
Xem thêm
Đi tìm hiểu vì sao nước uống Fujiwa lại có lợi cho sức khỏe?
Bài viết giải thích công dụng của nước ion kiềm Fujiwa dựa trên cơ sở khoa học
Xem thêm
Một gia đình phi công
Bài viết của Đại tá nhà văn Nguyễn Minh Ngọc
Xem thêm
Đoàn nhà văn TP. HCM tham quan Nhà máy nước Fujiwa Củ Chi
Bài viết về người phụ nữ năng động năng động, sáng tạo và không ngừng vươn lên
Xem thêm
Sức mạnh hoà bình
Khi chiếc F5-E tách khỏi đội hình/ Dưới cánh bay vẫn đường băng của địch
Xem thêm