Bài Viết
Tôi viết về sự nghiệp nhà văn nào là bởi họ đã già, bị bệnh hiểm nghèo, để động viên họ như nhà văn Nguyễn Vũ Tiềm, Triệu Xuân, Nguyễn Khoa Đăng, Trúc Phương. Còn viết về tác phẩm nào là do mình thích, ngoài vòng bè phái và "ân oán giang hồ". Nay tôi viết về Tuyển tập thơ Trần Mạnh Hảo (báo Văn nghệ số 39) là vì văn học, mong bạn được đọc thể tất.
Thôi đừng dang díu làm chi
Thương nhau đi, ở… lỡ thì vẫn thương
Nhà văn Trương Văn Dân sinh năm 1953 tại Tây Sơn. Sau khi tốt nghiệp tú tài năm 1971, ông du học ở Ý và trở thành chuyên gia hóa dược. Sau gần nửa thế kỷ sống và làm việc ở nước ngoài, gần đây ông cùng vợ là nhà văn, tiến sĩ ngôn ngữ học Elena Pucillo về Việt Nam, sống tại TP Hồ Chí Minh. Ông giảng dạy bậc đại học, và viết văn.
Với thi nhân Nguyễn Thị Phương Nam, thơ chị như là quyển “nhật kí cuộc đời” với đầy đủ các cung bậc cảm xúc, nơi đó chị gửi gắm tình yêu, nỗi ước mong, hy vọng và những cảm xúc thương cảm trước tình bạn, tình yêu, tình cảm gia đình…
“Có ông thầy tướng bảo anh thế này chú ạ: Bác là người tài và có uy. Những gì gian khó, những gì người ta không làm được thì bác đều làm được, và làm rất tốt. Nhưng bác như tướng ngoài biên ải, cứ đánh đồn lập ấp xong thì người khác lại hưởng, bác lại đi mặt trận khác. Ngẫm thấy mình cầm tinh con ngựa, có làm tướng thì tướng của những vó ngựa truy phong, gập ghềnh biên ải, chắc gì được an nhàn nội cung. Anh đã tha thứ cho tất cả”.
Đại dịch Covid 19 ập đến và ảnh hưởng nghiêm trọng đến rất nhiều quốc gia trên thế giới. Việt Nam cũng không nằm ngoài cơn sóng dữ đó, nhất là giai đoạn bùng phát mạnh ở TP. Hồ Chí Minh trong năm 2021. Vốn là thành phố đông dân nhất nước, là trung tâm kinh tế quốc gia nên khi đại dịch ập đến thì Thành phố Hồ Chí Minh phải gánh chịu nhiều tổn thất nặng nề cả về kinh tế lẫn con người. Nỗi đau chồng chất nỗi đau khi hàng ngày, hàng giờ các nhà máy phải đóng cửa, số ca nhiễm mỗi lúc một tăng, số người chết vì Covid cũng nhiều lên tạo nên những bất an nhất định.
Tôi mong những bạn văn, độc giả đọc Kim Quyên cũng bằng cái tình của một ly nước chưa đầy để cảm nhận...
Miền Nam xưa ngái gọi ta về một miền ký ức xưa, nơi đó chất chứa bao hoài niệm của một đời một thời, chất chứa nỗi mình nỗi người với bao oan khiên buồn vui vinh nhục thăng trầm máu lệ không chỉ của riêng ai, số phận đời người gắn liền cùng số phận của quê hương đất nước.
Đã bạc mái đầu, tôi vẫn thấy anh như ngóng về phía biển - nơi có tình yêu đủ tinh khôi, trong trẻo, đắm say, vô bờ bến “với muôn trùng sóng nhớ gọi tên em”. Tôi vẫn thấy anh: yêu như là biển nhớ một mùa trăng...
Nhà thơ Xuân Trường có một cuộc đời từng trải không ít biến động. Nghèo khổ, đạn bom, lưu lạc, hẹn hò, ly biệt, sum vầy… đều giống như những thước phim âm bản mỗi ngày vẫn hiện về trong giấc mơ trĩu nặng hắt hiu số phận.